• Vietnamleads
  • Liên hệ
12/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Thị trường

Khởi động Dự án quản lý hóa chất độc hại và thủy ngân hướng tới tiêu dùng bền vững

12/07/2025
0 0
A A
0
Khởi động Dự án quản lý hóa chất độc hại và thủy ngân hướng tới tiêu dùng bền vững
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái” vào ngày 11/7/2025 tại Hà Nội,  với sự tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF).

CẤP THIẾT KIỂM SOÁT POP VÀ THUỶ NGÂN

Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết Việt Nam là thành viên của hai công ước quốc tế quan trọng về kiểm soát hóa chất độc hại: Công ước Stockholm về các chất POP (năm 2001) và Công ước Minamata về thủy ngân (năm 2013).

Dù đã nội luật hóa các quy định của các công ước vào Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và ban hành các nghị định hướng dẫn (Nghị định số 08/2022 và 05/2025), song trong thực tế, việc sử dụng các hóa chất này vẫn phổ biến trong công nghiệp.

Thứ trưởng Lê Công Thành: Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân là hai loại hóa chất độc hại 
Thứ trưởng Lê Công Thành: Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân là hai loại hóa chất độc hại 

Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân là hai loại hóa chất độc hại có khả năng phát tán rộng trong môi trường, tích lũy sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. POP thường được sử dụng trong sản xuất nhựa, chất chống cháy, sơn, dệt may, vật liệu cách nhiệt, xi mạ… Với đặc tính khó phân hủy và độc tính cao, POP có thể gây rối loạn nội tiết, ung thư và các bệnh mãn tính nếu phơi nhiễm lâu dài.

Trong khi đó, thủy ngân – một nguyên tố kim loại lỏng – đang hiện diện phổ biến trong thiết bị y tế như nhiệt kế, huyết áp kế và bóng đèn huỳnh quang. Thủy ngân phát thải ra môi trường có thể gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước ngay cả ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, hệ thống thu gom, phân loại và xử lý sản phẩm chứa thủy ngân sau sử dụng tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cộng đồng.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Hiện nay, nhiều chất POP như PBDEs, PFOS, HBCDD, SCCP… tuy không được sản xuất trong nước nhưng vẫn đang được nhập khẩu và sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các quy định và cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình sản xuất không sử dụng và phát thải các chất POP vẫn còn hạn chế, đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh: “Dự án sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý môi trường, giảm thiểu phát thải POP, U-POP và thủy ngân thông qua hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý vòng đời sản phẩm. Đồng thời, dự án cũng thúc đẩy giải pháp tài chính xanh, phát triển hệ thống nhãn sinh thái, mua sắm xanh và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững”.

TRIỂN KHAI TRONG 4 NĂM, VỚI NGÂN SÁCH HƠN 33 TRIỆU USD

Theo đại diện UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện thường trú, dự án có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế và luật pháp trong nước về quản lý hóa chất độc hại. “Dự án sẽ trực tiếp hỗ trợ giảm thiểu rủi ro ô nhiễm hóa chất, đồng thời phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường 2020, các nghị định hướng dẫn và các yêu cầu cập nhật mới nhất của Công ước Stockholm và Minamata” – ông Haverman khẳng định.

Việc khởi động dự án đúng vào thời điểm Công ước Stockholm vừa thông qua việc loại bỏ thêm ba nhóm hóa chất độc hại toàn cầu (chlorpyrifos, PFCAs chuỗi dài, MCCP) càng làm nổi bật tính cấp thiết và phù hợp của dự án với bối cảnh hiện nay của Việt Nam.

Ông Patrick Haverman: Một trong những giải pháp then chốt là áp dụng phương pháp quản lý vòng đời sản phẩm, 
Ông Patrick Haverman: Một trong những giải pháp then chốt là áp dụng phương pháp quản lý vòng đời sản phẩm, 

 

“Đồng thời, hệ thống nhãn sinh thái cũng được xác định là công cụ quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Nhãn sinh thái Việt Nam sẽ góp phần khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường, hỗ trợ thị trường phát triển bền vững và tăng cường hiệu quả chính sách mua sắm công xanh mà Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định”.

Ông Patrick Haverman – Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam.

Theo ông Patrick Haverman, một trong những giải pháp then chốt được dự án hướng tới là áp dụng phương pháp quản lý vòng đời sản phẩm, giúp kiểm soát từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu đến sản xuất, tiêu dùng và xử lý sau sử dụng. Cách tiếp cận này cho phép phát hiện sớm nguy cơ hóa chất độc hại và thay thế bằng vật liệu an toàn hơn.

Dự án có thời gian thực hiện trong vòng 4 năm, với tổng ngân sách hơn 33 triệu USD, trong đó Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ hơn 4,6 triệu USD và phần vốn đối ứng trong nước là 28,5 triệu USD. Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện UNDP và các cơ quan quản lý nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của các cơ quan như Cục Môi trường, Cục Hóa chất, Cục Y tế dự phòng trong việc phối hợp liên ngành để kiểm soát hiệu quả nhóm hóa chất liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau.

Việc triển khai thành công dự án được kỳ vọng sẽ đặt nền móng quan trọng cho một mô hình phát triển bền vững, nơi sản xuất – tiêu dùng – môi trường cùng được cải thiện một cách toàn diện, phù hợp với các cam kết phát triển xanh và chuyển đổi sinh thái mà Việt Nam đang theo đuổi.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Giá vàng quá cao, nhiều người chọn bạc làm quà cưới, tân gia

Bài viết sau

Mia Center Point – cơ hội mới giữa ‘tâm sóng’ FTZ ở Đà Nẵng

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Bất ngờ lao dốc
Thị trường

Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Bất ngờ lao dốc

12/07/2025
0
Café de Măng Đen khai trương cơ sở thứ 12, mở rộng hành trình ‘cà phê tử tế’
Thị trường

Café de Măng Đen khai trương cơ sở thứ 12, mở rộng hành trình ‘cà phê tử tế’

12/07/2025
0
Xuất khẩu cá tra tinh chế tăng mạnh và tiềm năng phát triển thị trường quốc tế
Thị trường

Xuất khẩu cá tra tinh chế tăng mạnh và tiềm năng phát triển thị trường quốc tế

12/07/2025
0
Bài viết sau

Mia Center Point - cơ hội mới giữa ‘tâm sóng’ FTZ ở Đà Nẵng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Dollar declines marginally against dong on black market
  • Đất ở 15 triệu/m2, đất nông nghiệp chỉ 85.000 đồng; đổ xô mua đất nền giá cao
  • Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Bất ngờ lao dốc
  • Trả nợ của Chính phủ được thực hiện kịp thời, đầy đủ theo cam kết
  • Chủ tịch Hoàng Tuyên đăng ký chuyển nhượng 5 triệu cổ phiếu TNH

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.