• Vietnamleads
  • Liên hệ
16/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?

16/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Mỹ đang dồn lực thực hiện một chiến lược đầy tham vọng và tốn kém nhằm tái thiết ngành công nghiệp nam châm đất hiếm trong nước, với mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc. Nỗ lực này được thúc đẩy bởi sự thống trị gần như tuyệt đối của Bắc Kinh trong lĩnh vực vật liệu thiết yếu này – vốn được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động, ô tô điện đến các hệ thống vũ khí hiện đại.

Ngôi vương thống trị của Trung Quốc

Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 90% nam châm đất hiếm của thế giới. Bắc Kinh đã tận dụng ưu thế này để gây áp lực cho các công ty phương Tây. Các tập đoàn công nghiệp lớn như Ford và Tesla lao đao vì thiếu hụt nguyên liệu. CEO Jim Farley của Ford thừa nhận: “Chúng tôi không thể có bất kỳ nam châm công suất cao nào nếu không có Trung Quốc”.

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?- Ảnh 1.

Nguồn: Cơ quan Năng lượng Quốc tế

Nam châm đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong nhiều sản phẩm công nghệ cao và quốc phòng, từ điện thoại di động, ô tô đến hệ thống tên lửa và tàu ngầm hạt nhân. Trung Quốc cũng đã cấm xuất khẩu các công nghệ đất hiếm quan trọng và hạn chế chia sẻ kiến thức ra nước ngoài, củng cố thêm vị thế độc quyền của mình.

Nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp đất hiếm tại Mỹ

Trước tình hình đó, Mỹ đặt mục tiêu xây dựng lại một chuỗi cung ứng đất hiếm hoàn chỉnh ngay trong nước, từ khai thác khoáng sản đến sản xuất nam châm cao cấp.

MP Materials trở thành ngôi sao mới cho nỗ lực này. Công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và thiết bị mới. Mỏ do MP Materials kiểm soát ở California đã trở thành nguồn khoáng sản đất hiếm lớn nhất ở Tây Bán cầu.

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?- Ảnh 2.

Tại nhà máy ở Fort Worth, Texas, MP đang tiến hành sản xuất kim loại đất hiếm ở quy mô thương mại. Đây là thứ mà Mỹ hầu như chưa sản xuất trong những thập kỷ gần đây.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cam kết đầu tư hàng trăm triệu USD vào MP Materials và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Khoản đầu tư này sẽ cho phép MP tăng sản lượng nam châm theo kế hoạch từ mức 1.000 tấn trước đây lên 10.000 tấn.

Chính phủ Mỹ cũng thiết lập một mức giá sàn cho khoáng sản đất hiếm của MP và đảm bảo mua nam châm của công ty. General Motors (GM) cũng đã ký hợp đồng với MP để bắt đầu nhận nam châm vào cuối năm nay.

Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết thỏa thuận này “đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tái thiết ngành công nghiệp đất hiếm nội địa của Mỹ”. Cổ phiếu của công ty đã tăng khoảng 50% trong ngày công bố thoả thuận, và đã tăng gấp 3 lần từ đầu năm đến nay.

Tính đến năm 2023, MP Materials là công ty duy nhất của Mỹ tách đất hiếm ở quy mô thương mại. Họ có thể họ bỏ qua các nhà tinh chế Trung Quốc và bán trực tiếp cho người mua ở Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty này “đang làm việc với tốc độ ánh sáng” để giải quyết một trong những thách thức an ninh quốc gia lớn nhất của Mỹ.

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?- Ảnh 3.

Không riêng MP Materials, sau nhiều năm đầu tư, các nhà sản xuất nam châm đang mở rộng khắp nước Mỹ. Vulcan Elements là một nhà sản xuất nam châm do cựu sĩ quan Hải quân thành lập. Công ty này có kế hoạch cung cấp cho quân đội bắt đầu từ năm tới. Trong khi đó, Noveon tại Texas đã ký thỏa thuận cung cấp nam châm sản xuất tại Mỹ cho Nidec của Nhật Bản – một trong những nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới.

Các dự án này được kỳ vọng sẽ có tổng công suất sản xuất vài nghìn tấn nam châm vào cuối năm nay, chiếm khoảng 1/3 hoặc hơn lượng nhập khẩu hiện tại của Mỹ. Các chuyên gia dự đoán việc giảm đáng kể sự phụ thuộc của Mỹ vào nam châm đất hiếm của Trung Quốc có thể đạt được trong vòng 3-5 năm, nếu các dự án hiện tại được đẩy mạnh.

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?- Ảnh 4.

Những rào cản còn tồn tại

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, chiến lược phát triển ngành công nghiệp nam châm đất hiếm của Mỹ vẫn đối mặt với không ít rào cản.

Trở ngại đầu tiên là chi phí sản xuất. Việc sản xuất nam châm tại Mỹ hiện đắt hơn ít nhất 50% so với Trung Quốc. Quá trình khai thác và xử lý khoáng sản đất hiếm vốn rất phức tạp và tốn kém, đặc biệt là công đoạn tách riêng các nguyên tố có tính chất hóa học gần như giống hệt nhau.

Mỹ cần làm chủ những kỹ thuật tiên tiến mà Trung Quốc hiện đang rất thành thạo. Tuy nhiên, lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nam châm đất hiếm tại Mỹ vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng.

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?- Ảnh 5.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng nguyên liệu cũng là một thách thức lớn. Khi MP mở rộng quy mô sản xuất nam châm, nhu cầu về đất hiếm nặng sẽ gia tăng trong khi loại này không có sẵn tại mỏ ở California. Ngoài Trung Quốc, rất ít nhà sản xuất có khả năng cung cấp nguyên liệu này.

Nhìn chung, chiến lược của Mỹ là một nỗ lực đầy quyết tâm để giành quyền kiểm soát chuỗi cung ứng nam châm đất hiếm. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, chiến lược này vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể về chi phí, kỹ thuật và thị trường.

Tuy nhiên, đây được coi là một “cơ hội hiếm có” để Mỹ tái khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp chiến lược này.

Theo WSJ

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

TikiNow bị phạt 200 triệu đồng vì cạnh tranh không lành mạnh

Bài viết sau

Thuế quan 30% của Mỹ có thể đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?

Bài viết liên quan

Tài chính

Vốn FDI bứt phá, giải ngân cần tăng tốc

16/07/2025
0
Ngân hàng

Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam

16/07/2025
0
Tài chính

Tối ưu chi phí, bứt phá thành công cho SME

16/07/2025
0
Bài viết sau
Thuế quan 30% của Mỹ có thể đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?

Thuế quan 30% của Mỹ có thể đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Malaysian minister calls on hotels to allow durians on premises
  • Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, ‘choáng’ với căn 1 phòng ngủ có giá bán hơn 30 tỷ đồng
  • Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên tiếng về ổ bánh mì giá 208.000 đồng
  • Vốn FDI bứt phá, giải ngân cần tăng tốc
  • Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.