• Vietnamleads
  • Liên hệ
16/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Thị trường

Thuế quan 30% của Mỹ có thể đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?

16/07/2025
0 0
A A
0
Thuế quan 30% của Mỹ có thể đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Giới phân tích cho rằng mức thuế quan này có thể khiến hoạt động thương mại giữa hai bờ Đại Tây Dương suy giảm và buộc Brusssels phải nghĩ lại về mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của khu vực.

Theo hãng tin Reuters, trong một cuộc họp vào ngày 14/7, các bộ trưởng kinh tế trong EU vẫn tin rằng khối này có thể thuyết phục được ông Trump giảm thuế quan trước thời hạn ngày 1/8 và đạt một thỏa thuận thương mại để duy trì kim ngạch thương mại hai chiều 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm giữa châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, với mức độ dao động lớn trong tâm trạng của ông Trump về EU – đối tác mà có khi ông miêu tả là thân thiện, có khi ông cáo buộc là một khối được lập nên để làm đối thủ của Mỹ – khiến mức thuế 30% trở thành một mối đe dọa rất thực.

RỦI RO TỪ MỨC THUẾ QUAN 30%

“Việc tiếp tục giao thương như trước đây trong mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương là điều gần như không thể”, quan chức cấp cao nhất của EU về thương mại, ông Maros Sefcovic, nói trước khi bước vào cuộc họp cấp bộ trưởng EU ngày 14/7. “Về thực chất, mức thuế quan như vậy là một sự ‘cấm cửa’ thương mại”,  ông nhận định về mức thuế 30%.

Cho tới trước khi ông Trump đưa ra mức thuế 30% vào cuối tuần vừa rồi, giới chức EU vẫn hy vọng có thể hạn chế thiệt hại bằng cách nhất trí mức thuế cơ sở khoảng 10% – như đang được áp dụng hiện nay – và đạt được nhượng bộ của Mỹ về thuế quan đối với những ngành hàng chủ chốt như ô tô.

Năm ngoái, Mỹ chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của EU, giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của khối. Vấn đề khiến ông Trump bất bình là thâm hụt thương mại hàng hóa 235 tỷ USD của Mỹ với EU, dù Mỹ có thặng dư thương mại dịch vụ với khối này. Tác động tiêu cực đối với nền kinh tế EU từ việc làm cho hàng hóa châu Âu – từ dược phẩm tới ô tô, từ máy móc tới rượu vang – trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ là rất dễ thấy.

Các nhà kinh tế tại ngân hàng Barclays ước tính mức thuế quan trung bình 35% đối với hàng hóa EU vào Mỹ – bao gồm cả thuế quan đối ứng và thuế quan theo ngành – kết hợp với mức thuế quan trả đũa 10% từ Brussels đối với hàng hóa Mỹ sẽ làm giảm 0,7 điểm phần trăm sản lượng kinh tế của khu vực đồng sử dụng đồng euro. Sự suy giảm này sẽ ăn mòn phần lớn mức tăng trưởng vốn đã thấp của khu vực đồng euro và có thể khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải cắt giảm lãi suất sâu hơn từ mức 2% hiện nay.

“Lạm phát ở eurozone có thể sẽ càng thấp hơn mục tiêu 2% trong thời gian dài hơn, dẫn đến việc áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, với lãi suất của ECB có thể giảm còn 1% vào tháng 3/2026”, một báo cáo của Barclays nhận định.

Một ước tính trước đó của viện kinh tế Đức IW cho thấy mức thuế quan từ 20% đến 50% sẽ khiến nền kinh tế 4,3 nghìn tỷ euro của Đức thiệt hại hơn 200 tỷ euro trong thời gian từ nay đến năm 2028. Mặc dù có thể được coi là nhỏ về mặt tỷ lệ phần trăm, nhưng mức thiệt hại này vẫn có thể làm đảo lộn kế hoạch của Thủ tướng Friedrich Merz về cắt giảm thuế và chi tiêu nhiều hơn cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng từ lâu không được nâng cấp của nước này.

“Chúng ta sẽ phải hoãn phần lớn các nỗ lực chính sách kinh tế của mình vì thuế quan sẽ can thiệp vào mọi thứ và ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của Đức đến tận gốc rễ”, ông Merz phát biểu vào cuối tuần vừa rồi về mức thuế quan 30% của Mỹ.

CHÂU ÂU SẼ PHẢI LÀM GÌ?

Nhìn trong dài hạn, triển vọng này đặt ra những câu hỏi lớn hơn về việc châu Âu sẽ làm thế nào để bù đắp cho sự mất mát hoạt động kinh tế mà thuế quan gây ra, nhằm tạo nguồn thu thuế và việc làm cần thiết để có ngân sách cho các tham vọng của khối, từ chăm sóc người cao tuổi cho tới tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Với chính sách đa dạng hóa thương mại hiện tại của khối, EU được đánh giá là đã làm tốt trong việc đạt được các thỏa thuận sơ bộ với các đối tác mới. Tuy nhiên, như sự chậm trễ liên tục trong việc hoàn tất hiệp định thương mại khổng lồ EU-Mercosur cho thấy, EU đã gặp khó khăn trong việc ký kết và hoàn tất các thỏa thuận này.

“EU không có nhiều thị trường khác nhau để tiếp cận và bán hàng”, ông Varg Folkman, nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Chính sách châu Âu, nhận định về các lịch trình dài và phức tạp liên quan đến các thỏa thuận thương mại tự do của châu Âu.

Một số nhà quan sát cho rằng mâu thuẫn thuế quan với chính quyền Trump 2.0 cho thấy rõ ràng EU cần để hoàn thành các cải cách thị trường chung đã bị trì hoãn từ lâu. Việc cải cách đó sẽ thúc đẩy nhu cầu nội địa và tái cân bằng nền kinh tế khu vực, đưa EU thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu – lĩnh vực vốn chiếm khoảng một nửa sản lượng kinh tế của khối.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính các rào cản thương mại nội bộ của EU tương đương với mức thuế quan 44% đối với hàng hóa và 110% đối với dịch vụ giữa các nước trong khối với nhau. Các cải cách được đề xuất, chẳng hạn như tạo ra thị trường vốn xuyên biên giới tự do hơn, đã không đạt được nhiều tiến triển trong hơn một thập kỷ qua.

“Nói dễ hơn làm. Không có thỏa thuận nào để làm sâu sắc thêm những gì đã nói. Các rào cản do chính các thành viên EU áp đặt để mang lại lợi ích cho bản thân mỗi nước”, ông Folkman nhận xét về mạng lưới các quy định quốc gia.

Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời về việc tất cả những điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược đàm phán của EU với Mỹ trong thời gian chưa đầy ba tuần tới. Hiện tại, khối này vẫn kiên định với lập trường cởi mở với các cuộc đàm phán, đồng thời sẵn sàng các biện pháp trả đũa nếu đàm phán thất bại.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước Mỹ tham vọng đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị của Trung Quốc: Tiềm năng đến đâu?

Bài viết sau

Kéo dài hơn thập kỷ, dự án địa ốc tỷ USD ở Cát Bà vừa đón đại gia mới

Bài viết liên quan

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên tiếng về ổ bánh mì giá 208.000 đồng
Thị trường

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên tiếng về ổ bánh mì giá 208.000 đồng

16/07/2025
0
Dứt đà lao dốc, giá dầu bước vào chu kỳ tăng giá mới
Thị trường

Dứt đà lao dốc, giá dầu bước vào chu kỳ tăng giá mới

16/07/2025
0
EVNGENCO1 sơ kết công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2025
Thị trường

EVNGENCO1 sơ kết công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2025

16/07/2025
0
Bài viết sau

Kéo dài hơn thập kỷ, dự án địa ốc tỷ USD ở Cát Bà vừa đón đại gia mới

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Malaysian minister calls on hotels to allow durians on premises
  • Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, ‘choáng’ với căn 1 phòng ngủ có giá bán hơn 30 tỷ đồng
  • Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên tiếng về ổ bánh mì giá 208.000 đồng
  • Vốn FDI bứt phá, giải ngân cần tăng tốc
  • Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.