• Vietnamleads
  • Liên hệ
16/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

Căng thẳng Mỹ-EU leo thang: Ông Trump dọa đánh thuế quan 200%

14/03/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Không giống Mexico và Canada, EU bắt đầu bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi thuế quan 25% với nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực ngày 12/3.

Ngay sau khi thuế quan này có hiệu lực, EU thông báo từ ngày 1/4 sẽ khôi phục gói thuế quan trả đũa với 26 tỷ euro (28,33 tỷ USD) hàng hóa Mỹ.

Đây là gói thuế quan được EU đưa ra để đáp trả thuế quan mà ông Trump áp đặt với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ khối này trong nhiệm kỳ đầu tiên và đã được tạm dừng từ nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Joe Biden. Ngoài ra, từ giữa tháng 4, EU sẽ đưa ra một gói thuế quan trả đũa mới nhằm vào hàng Mỹ.

Danh sách mặt hàng Mỹ nằm trong diện bị EU áp thuế quan trả đũa dài 99 trang, chủ yếu gồm các thực phẩm, đồ uống có cồn, kẹo cao su, thuốc lá điện tử, miếng dán nicotine, áo sơ mi nữ… cũng như các sản phẩm mang tính biểu tượng của Mỹ như xe phân khối lớn Harley-Davidson, rượu bourbon và quần jeans.

Phản ứng với động thái của EU, ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 200% với rượu vang và rượu mạnh nhập khẩu từ khối này vào Mỹ. Ông đồng thời khẳng định sẽ tuyệt đối không xuống thang trong kế hoạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Các động thái leo thang căng thẳng giữa hai bên làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại mới và tiếp tục đẩy mạnh đà bán tháo diễn ra suốt 3 tuần qua trên thị trường chứng khoán Mỹ. Căng thẳng thương mại cũng làm gia tăng mối lo về nguy cơ xảy ra suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chia sẻ với hãng tin CNBC, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói rằng không hiểu tại sao thị trường lại nhìn nhận tuyên bố của ông Trump nghiêm trọng như vậy. Nhưng trên thực tế, với một số bang của Mỹ, EU là một thị trường lớn.

Thuế quan tăng lên khiến giá hàng nhập khẩu Mỹ vào EU trở nên đắt đỏ hơn, khiến người tiêu dùng chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn, từ đó dẫn tới nhu cầu giảm hoặc thậm chí có thể đánh sập thị trường của các mặt hàng Mỹ như hạnh nhân California, rượu whisky Tennessee và gương chiếu hậu Michigan.

Từ năm 2017-2019, xuất khẩu rượu whisky của bang Tennessee sang EU đã giảm từ 362 triệu USD xuống còn 220 triệu USD trong cuộc chiến thương mại đầu tiên của ông Trump. Xuất khẩu mặt hàng này vẫn ở mức thấp cho tới khi thuế quan của hai bên được dỡ bỏ trong nhiệm kỳ của ông Biden.

“Khi EU dỡ bỏ thuế quan, xuất khẩu rượu whisky của bang Tennessee tăng 42% trong năm sau đó”, ông Daniel Anthony, chủ tịch công ty Trade Partnership Worldwide, cho biết. “Lần này, khi căng thẳng giữa hai bên trở lại, các nhà xuất khẩu ở Tennessee biết rằng hoạt động xuất khẩu của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp Mỹ được dự báo sẽ tổn hại doanh thu khi người tiêu dùng EU chuyển sang các lựa chọn giá rẻ hơn”.

Phân tích của CNBC cho thấy bang New York và North Dakota của Mỹ có tỷ trọng lớn nhất trong số các mặt hàng nằm trong diện bị EU áp thuế quan trả đũa. Cụ thể, hàng hóa từ New York chiếm tỷ trọng 39%, North Dakota 36%, Nebraska 32%, Iowa 26% và West Virginia 26%.

Tính theo kim ngạch, một số bang ở Bờ Đông và Bờ Vịnh có cảng lớn của Mỹ là những bang có nhiều hàng hóa chịu thuế quan trả đũa của EU nhất. Các bang này gồm New Jersey, Georgia, North Carolina, South Carolina, Virginia và Texas, với nhiều mặt hàng từ thùng phuy cho đến thuốc lá, sản phẩm từ thuốc lá, đậu phộng, nước cam tươi và cam đông lạnh, dầu ăn, xe máy, máy rửa bát, quần áo, giày dép, đồ nội thất và thảm…

Trong đó, hạnh nhân California, rượu whisky Tennessee và gương chiếu hậu Michigan là những mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do EU là khách hàng lớn nhất.

“Các tiểu bang như Tennessee và Kentucky, nơi nền kinh tế phụ thuộc lớn vào các mặt hàng xuất khẩu này, sẽ chịu áp lực nghiêm trọng”, ông Brandon Daniels, CEO công ty tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp Exiger, nhận xét về thuế quan trả đũa của EU với hàng hóa Mỹ.

Năm 2024, bang Tennessee xuất khẩu khoảng 575 triệu USD rượu whisky sang EU, chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của bang. Trong khi đó, California xuất khẩu 1,2 tỷ USD hạnh nhân bóc vỏ sang EU, chiếm 37% . Với Michigan, 519 triệu USD gương chiếu hậu xuất khẩu sang EU chiếm gần 50%.

Ở chiều ngược lại, máy móc và phương tiện giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng EU xuất khẩu sang Mỹ. Theo sau là hóa chất, hàng sản xuất khác và dược phẩm. 

Theo dữ liệu từ EC, năm 2023, EU thặng dư thương mại hàng hóa là 155,8 tỷ euro với Mỹ nhưng thâm hụt 104 tỷ euro đối với dịch vụ. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và EU năm 2023 đạt 1,6 nghìn tỷ euro. Với quy mô giao thương lớn, một cuộc chiến thương mại mới được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp và người tiêu dùng cả hai bên, 

Trong thông báo ngày 12/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết sẵn sàng đối thoại với Mỹ để tìm kiếm giải pháp cho mối quan hệ hai bên. Hai bên có khoảng 2 tuần để tiến hành các cuộc đàm phán giúp xuống thang căng thẳng. 

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Bắt tay 3 ‘ông lớn’ Singapore, Vietnam Airlines cùng sân bay Long Thành vươn tầm thế giới

Bài viết sau

Làm việc với Mỹ về thương mại, đặc phái viênThủ tướng nêu quan điểm của Việt Nam

Bài viết liên quan

Tài chính

Hiệp hội Ngân hàng: Thiếu tiêu chí định lượng đối với khung pháp lý tín dụng xanh

16/07/2025
0
Ngân hàng

Dư nợ tín dụng trên địa bản NHNN Khu vực 2 tăng lên hơn 5,3 triệu tỷ đồng

16/07/2025
0
Tài chính

Bảo hiểm xã hội khu vực XXIII đảm bảo phục vụ người dân không gián đoạn

15/07/2025
0
Bài viết sau
Làm việc với Mỹ về thương mại, đặc phái viênThủ tướng nêu quan điểm của Việt Nam

Làm việc với Mỹ về thương mại, đặc phái viênThủ tướng nêu quan điểm của Việt Nam

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Ý tưởng tốt nhưng nhiều thách thức
  • Feel-good factors send southern apartment sales soaring
  • Xu hướng đầu tư cổ phiếu mã hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro 
  • Chuyên gia hé lộ thời điểm ‘vàng’ đầu tư bất động sản sau sáp nhập
  • EVNGENCO1 sơ kết công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2025

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.