Cụ thể, các chỉ số có điểm đạt như sau: Chỉ số Công khai, minh bạch đạt 13,2/18 điểm; Chỉ số Tiến độ giải quyết 18,4/20 điểm; Chỉ số dịch vụ công trực tuyến đạt 7,7/12 điểm; Chỉ số Thanh toán trực tuyến đạt 7,6/10 điểm; Chỉ số Mức độ hài lòng tỉnh đạt 17,6/18 điểm; Chỉ số Số hóa hồ sơ 15,6/22 điểm.
Số liệu chi tiết cập nhật mới nhất cho thấy, Sở Công Thương tiếp tục dẫn đầu bảng tổng điểm, phân loại, xếp hạng sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2024, xếp loại xuất sắc.
8 sở được xếp loại tốt gồm: Ngoại vụ, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tư pháp, Nội vụ, Giao thông vận tải, Giáo dục và đào tạo, Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Ở bảng tổng điểm, phân loại, xếp hạng cấp huyện, thị xã, thành phố có 13 địa phương được xếp loại tốt gồm: Nam Giang, Hiệp Đức, Đại Lộc, Hội An, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My, Điện Bàn, Phước Sơn, Núi Thành, Duy Xuyên, Đông Giang, Phú Ninh.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, từ ngày 15/3 – 14/6/2024, toàn tỉnh tiếp nhận 113.695 hồ sơ TTHC, trong đó 105.344 hồ sơ mới tiếp nhận (tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chiếm 73,2%; hồ sơ trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính chiếm 26,7%) và 8.351 hồ sơ từ kỳ trước chuyển qua. Số lượng hồ sơ đã giải quyết là 104.126 và đang giải quyết là 9.569.
Hiện nay, tổng dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên địa bàn tỉnh là 1.189 dịch vụ công và 578 dịch vụ công một phần. Bên cạnh đó, Quảng Nam đã tích hợp thành công 1.248 dịch vụ công trực tuyến vào Cổng dịch vụ công quốc gia. Qua đó cho thấy, việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử cơ bản được thực hiện hợp pháp, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin. Đến nay, 100% TTHC tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được số hóa trong tiếp nhận theo đúng quy định.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện bám sát nhiệm vụ tập trung thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu về tỷ lệ hồ sơ nhập trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn, hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ thanh toán trực tuyến; số hóa hồ sơ và tỷ lệ hài lòng của người dân trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Lãnh đạo các địa phương, đơn vị chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Bên cạnh đó, cần phân công cán bộ, công chức theo dõi, số lượng hồ sơ TTHC quá hạn và sắp đến hạn giải quyết; kịp thời chỉ đạo xử lý giải quyết, nhất là các trường hợp có vướng mắc, phát sinh nhằm đảm bảo thời gian trả kết quả đúng theo quy định. Đối với những hồ sơ TTHC bị chậm trễ, phải có báo cáo giải trình và thực hiện xin lỗi theo đúng quy định.
Kết quả giải quyết TTHC là cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ CCHC của người đứng đầu; là một trong những căn cứ đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị, địa phương và bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Hồ Quang Bửu vừa ký quyết định ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính (CCHC) đối với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và cơ quan ngành dọc cấp tỉnh năm 2024. Theo đó, tiêu chí bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng CCHC được tập trung vào 8 nhóm nội dung gồm: (1) Chỉ đạo điều hành CCHC; (2) Cải cách thể chế; (3) Cải cách thủ tục hành chính; (4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; (5) Cải cách công vụ; (6) Cải cách tài chính công; (7) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; (8) Tác động của cải cách hành chính. Thang điểm tối đa cho 8 nhóm nội dung nêu trên là 100 điểm. Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng CCHC là cơ sở để UBND tỉnh căn cứ đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. |
An Nhiên