• Vietnamleads
  • Liên hệ
29/05/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Thị trường

Đánh thức tiềm năng du lịch ở huyện Lộc Bình, góp phần phát triển bền vững vùng biên giới phía Bắc

28/05/2025
0 0
A A
0
Đánh thức tiềm năng du lịch ở huyện Lộc Bình, góp phần phát triển bền vững vùng biên giới phía Bắc
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Ngày 27/5/2025, tại thành phố Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị “Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái huyện Lộc Bình” nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp lữ hành và các nhà nghiên cứu để khai thác hoạt động du lịch trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

“KHO BÁU” TỰ NHIÊN ĐANG CHỜ ĐÁNH THỨC

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hoàng Xuân Thuận, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết Lộc Bình là một huyện miền núi biên giới; phía Bắc giáp huyện Ninh Minh, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc với chiều dài đường biên giới 28,89km.

Lộc Bình hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà và vị trí địa lý chiến lược. Với diện tích hơn 1.000 km2, Lộc Bình có địa hình đa dạng gồm núi rừng, thung lũng, sông suối và cao nguyên, tạo nên cảnh quan hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm – điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Ông Hoàng Xuân Thuận: "Lộc Bình hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch" . Ảnh: CK.
Ông Hoàng Xuân Thuận: “Lộc Bình hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi
để phát triển du lịch” . Ảnh: CK.

Một trong những điểm đến nổi bật là Khu du lịch sinh thái núi Mẫu Sơn – nơi được ví như “Sa Pa thứ hai” của vùng Đông Bắc. Với độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn có khí hậu mát mẻ về mùa hè và có thể xuất hiện băng tuyết vào mùa đông – một hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam, thu hút hàng vạn du khách mỗi năm.

 

“Trong năm 2024, khách du lịch đến với huyện Lộc Bình 285.000 lượt, doanh thu đạt 162,45 tỷ đồng. Khách du lịch đến với huyện Lộc Bình chủ yếu tại các các lễ hội, các điểm du lịch: Trung tâm Khu du lịch Mẫu Sơn, Khu linh địa cổ, danh thắng Phặt Chỉ xã Mẫu Sơn; du lịch sinh thái danh thắng thác Bản Khiếng xã Hữu Khánh; các các danh lam thắng cảnh như: Hồ, đập, suối, thác nước…

Bà Hoàng Thị Thuý, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Về văn hóa, huyện Lộc Bình là nơi cư trú của 10 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao… Các lễ hội truyền thống như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Cầu Mùa, Tết Nhảy của người Dao, hay các làn điệu Then, Sli, Lượn… là những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu, có thể khai thác để phát triển loại hình du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa.

Bà Hoàng Thị Thuý, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình, nhận định dù được thiên nhiên ưu đãi và sở hữu nhiều tài nguyên du lịch quý giá, nhưng du lịch nơi đây vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công tác quảng bá chưa hiệu quả.

“Lượng khách du lịch đến Lộc Bình những năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt là khách nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, khách lưu trú ngắn ngày, chủ yếu là tham quan, chưa có nhiều dịch vụ giữ chân khách. Toàn huyện hiện chỉ có một số cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, chưa có khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn cao để phục vụ du lịch dài ngày”, bà Thuý chia sẻ.

Đồng bào dân tộc Tày biểu diễn văn nghệ tại hội nghị. Ảnh: CK.
Đồng bào dân tộc Tày biểu diễn văn nghệ tại hội nghị. Ảnh: CK.

Theo bà Thuý, tại Mẫu Sơn – điểm sáng nhất của du lịch Lộc Bình, các hoạt động du lịch vẫn mang tính tự phát, thiếu sự điều phối và đầu tư quy mô. Hệ thống giao thông lên đỉnh Mẫu Sơn tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa hoặc băng giá. Công tác bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cũng chưa được chú trọng đúng mức. Các tour tuyến, sản phẩm du lịch chưa được xây dựng bài bản, thiếu liên kết giữa các điểm đến, giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH, ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN XANH, BỀN VỮNG

Lãnh đạo UBND huyện Lộc Bình cho biết thực hiện Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Lộc Bình đang tập trung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện, trong đó phân vùng rõ ràng: vùng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tập trung tại khu vực Mẫu Sơn và vùng phụ cận; vùng du lịch văn hóa tại các xã có đông đồng bào dân tộc như Tam Gia, Tú Mịch, Hữu Khánh; vùng du lịch biên giới tại khu vực cửa khẩu Chi Ma.

Huyện đã và đang chú trọng phát triển hạ tầng giao thông kết nối như mở rộng, nâng cấp các tuyến đường vào khu du lịch Mẫu Sơn, tuyến kết nối cửa khẩu Chi Ma – Mẫu Sơn – Lạng Sơn. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh, tạo cơ chế thuận lợi để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, khách sạn tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, ưu tiên các dự án du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh CK.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh CK.

“Lộc Bình sẽ tăng cường xây dựng thương hiệu du lịch riêng, gắn với hình ảnh Mẫu Sơn – mùa tuyết rơi và bản sắc các dân tộc vùng cao. Phối hợp với các công ty lữ hành để hình thành các tour liên kết Lạng Sơn – Mẫu Sơn – Chi Ma – Cao Bằng hoặc Hà Nội – Lộc Bình – Đông Bắc”, bà Thuý thông tin.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp lữ hành và các nhà nghiên cứu đến từ Hà Nội đã đóng góp những ý kiến, khuyến nghị cho lãnh đạo huyện Lộc Bình để làm sao khai thác hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đại diện một doanh nghiệp lữ hành, cho hay đưa khách Việt Nam sang du lịch bên Trung Quốc, khi về đến thành phố Lạng Sơn muốn cho khách dừng chân tại đây trước khi về Hà Nội, nhưng tại Lạng Sơn nói chung, huyện Lộc Bình nói riêng rất thiếu các khách sạn lưu trú, các hoạt động vui chơi cũng không có, nên khách không muốn ở lại qua đêm ở Lạng Sơn.

PGS.TS.Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, cho biết từ cách đây 1,5 thế kỷ, khi người Pháp đến Việt Nam, đã thiết lập những nơi nghỉ dưỡng trên núi có khí hậu ôn đới như: Tam Đảo,. Sa Pa, Đà Lạt, Mẫu Sơn, Bạch Mã, Măng Đen…  Hầu hết các địa danh trên ngày nay đã trở thành những nơi du lịch sôi động, nhưng Mẫu Sơn đang bị thua kém so với các địa điểm khác có tiềm năng tương đương.

PGS.TS. Phạm Hồng Long: "Du lịch Mẫu Sơn đang thua kém so với các địa điểm khác": Ảnh CK.
PGS.TS. Phạm Hồng Long: “Du lịch Mẫu Sơn đang thua kém so với các địa điểm khác”: Ảnh CK.

Khách đến Mẫu Sơn chủ yếu có tính chất mùa vụ, vào mùa đông, đặc biệt những ngày có băng tuyết hoặc sương mù dày đặc. Trong khi các thời điểm khác rất thưa thớt du khách.

Phân tích vấn đề này, PGS.TS.Long cho rằng quá ít doanh nghiệp đầu tư du lịch tại Lộc Bình, dẫn đến chưa có được các khu phố du lịch trên núi. Đặc biệt, Tập đoàn Sun Group có dự án đầu tư quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo trên núi Mẫu Sơn với tổng mức đầu tư trên 7.300 tỷ đồng, nhưng đến nay sau nhiều năm, dự án này gặp nhiều vướng mắc. Điều đó cho thấy chính sách và năng lực tạo cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn yếu kém.

“Với khí hậu ôn đới, chúng ta có thể khai thác Mẫu Sơn ở nhiều góc độ: chiêm ngưỡng cảnh quan, thể thao mạo hiểm. Hiện nay, phát triển du lịch sinh thái đi xem lưỡng cư bò sát, chim cò, các loài động, thực vật… đang trở thành một xu thế. Không chỉ hệ động, thực vật ở núi Mẫu Sơn, mà các sinh vật cổ hoá thạch ở mỏ than Na Dương cũng sẽ là điểm nhấn thu hút du khách”, PGS.TS.Long gợi ý.

Theo PGS.TS.Long, Lộc Bình cần phải xây dựng câu chuyện cho du lịch, để truyền cảm hứng cho du khách tìm đến. Ví dụ ở Cúc Phương, người ta tạo ra cánh cửa, trên đó có dòng chữ: “Kẻ thù của động vật hoang dã và thiên nhiên đang ẩn sau cánh cửa này”, dòng chữ đã gợi ra trí tò mò cho du khách. Khi mở cánh cửa đó ra, là hình vẽ con người, du khách đã hiểu vì sao con người lại là kẻ tàn phá thiên nhiên. Từ đó, tạo ra ý thức về du lịch sinh thái.

TS. Lê Quang Đăng: "Cần thiết phải đầu tư xây dựng để biến Mẫu Sơn thành nơi du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp từ 4-5 sao". Ảnh CK.
TS. Lê Quang Đăng: “Cần thiết phải đầu tư xây dựng để biến Mẫu Sơn thành nơi du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp từ 4-5 sao”. Ảnh CK.

TS.Lê Quang Đăng, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, cho rằng Mẫu Sơn là biểu tượng của du lịch Lạng Sơn, đã được hoạch định trong chiến lược và quy hoạch của ngành du lịch Việt Nam. Do đó, cần thiết phải đầu tư xây dựng để biến nơi đây thành địa điểm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp từ 4-5 sao.

Ngoài Mẫu Sơn, Lộc Bình có nhiều điểm tài nguyên khác, rất nhiều đỉnh núi cao thích hợp với du lịch mạo hiểm khám phá. Tuy nhiên, đường giao thông đến những nơi đó đều rất khó khăn. Ở nhiều nơi, xe chở khách lên đến nơi không có chỗ đỗ. Người dân phải đợi nhau rất lâu khi đi theo đoàn, nhưng chỗ nghỉ có mái che không có, các dịch vụ ăn nghỉ cũng không có.

Vì vậy, để phát triển du lịch tại Lộc Bình, TS.Đăng khuyến nghị địa phương cần đầu tư vào hệ thống giao thông và hạ tầng phục vụ du lịch. Tại những nơi đó, cần phát triển hướng dẫn viên tại chỗ, không chỉ giới thiệu điểm đến mà còn giúp an toàn cho du khách khi họ leo núi.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Đại biểu Quốc hội lo ngại địa phương tránh né công khai ngân sách

Bài viết sau

Lý do Sun Costa Residence thu hút giới đầu tư Đà Nẵng

Bài viết liên quan

Hóa đơn điện tử với hộ kinh doanh: Vẫn còn rối
Thị trường

Hóa đơn điện tử với hộ kinh doanh: Vẫn còn rối

29/05/2025
0
Thế giới tiếp tục rơi tự do
Thị trường

Thế giới tiếp tục rơi tự do

29/05/2025
0
Việt Nam - Na Uy hợp tác chuyển dịch năng lượng
Thị trường

Việt Nam – Na Uy hợp tác chuyển dịch năng lượng

29/05/2025
0
Bài viết sau

Lý do Sun Costa Residence thu hút giới đầu tư Đà Nẵng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • From Singapore’s Changi Airport to global terminals: Why beauty brands are rushing into duty-free retail
  • Trung tâm dữ liệu AI trị giá 90 tỷ won ở Hàn Quốc hoạt động cầm chừng vì thiếu tài trợ
  • Nhà phố Asia Vibe – lựa chọn vừa tầm cho nhà đầu tư vốn mỏng
  • Hóa đơn điện tử với hộ kinh doanh: Vẫn còn rối
  • Con đường nào cho Gen Z khi bị sa thải, khởi nghiệp hay đi làm lao động tay chân?

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.