Hôm 5/3, trang tin IT House (Trung Quốc) dẫn dữ liệu từ CCTV (Đài truyền hình trung ương Trung Quốc) và CACE (Hiệp hội Kinh tế Tuần hoàn Trung Quốc) cho biết tuổi thọ trung bình của một chiếc điện thoại di động hiện nay tại nước này là khoảng 2,2 năm.
Ngoài ra trung bình mỗi năm người Trung Quốc sẽ “thải” ra hơn 400 triệu chiếc điện thoại di động và lượng điện thoại di động đã qua sử dụng hiện đang được lưu trữ đã vượt quá 2 tỷ chiếc.
Các dữ liệu cho thấy sau khi ngừng sử dụng điện thoại di động cũ, khoảng 54,2% người tiêu dùng không tái sử dụng chúng hoặc bán lại và chỉ khoảng 5% được đưa đến các kênh tái chế như “thu cũ cũ đổi mới”.
Theo người đứng đầu chi nhánh CACE tỉnh Hồ Nam Zhou Zhen: “Mỗi chiếc điện thoại di động đều chứa hơn 60 vật liệu nguyên tố, bao gồm vàng, bạc, đồng, rhodium và các kim loại quý hiếm khác.
Ước tính sau quá trình phân kim, với mỗi tấn điện thoại di động cũ người ta có thể thu được khoảng 200 gam vàng, 2.200 gam bạc và 100 kg đồng.
Ông Zhou Zhen cho rằng ngành tái chế điện thoại di động ở Trung Quốc đang bước vào thời kỳ “có cơ hội phát triển”.
Nhìn chung có hai điểm đến cho điện thoại di động cũ ở Trung Quốc. Các mẫu mới xuất hiện trên thị trường với hình thức đẹp sẽ được tân trang lại và đưa vào thị trường thị trường đồ cũ với giá thấp hơn.
Những chiếc hư hỏng và không thể bán trực tiếp trên thị trường sẽ bị phân rã, linh kiện còn tốt sẽ được tái sử dụng và phần còn lại có thể được đưa vào quá trình phân kim.
Hiện có ba kênh tái chế điện thoại di động ở Trung Quốc đó là kênh của nhà sản xuất, kênh của các nền tảng bán hàng và các công ty tái chế chuyên nghiệp.
Theo 1 bài báo gần đây cũng của IT House, việc mua các mẫu điện thoại đã qua sử dụng đang trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng hơn chủ yếu là do khái niệm tiêu dùng thay đổi.
Dự báo rằng khoảng từ 20 đến 30% số điện thoại di động mới xuất hiện trên thị trường với hình thức đẹp có thể được bán lại như điện thoại di động qua sử dụng. Trong khi một số mẫu được đánh giá là có giá trị thương mại thấp sẽ bị đưa đi phân rã và phân kim.