Trong cuốn tiểu thuyết “Frankenstein” năm 1818 của mình, nhà văn Mary Shelley đã viết nên câu chuyện một nhà khoa học bị chính sinh vật gớm ghiếc mà mình tạo ra trong phòng thí nghiệm của mình làm hại. Dù đây chỉ là một câu chuyện hư cấu nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về những hậu quả tiềm ẩn của tham vọng sáng tạo của các nhà phát minh.
Đầu tuần này, Giám đốc điều hành của OceanGate Expeditions, Stockton Rush, người có lẽ đã được coi là Tiến sĩ Frankenstein của ngành du lịch biển sâu, đã thiệt mạng trên con tàu lặn Titan do chính ông chế tạo.
Được biết, ông và 4 hành khách khác đã cùng con tàu Titan lặn xuống độ sâu 3.800 mét để thám hiểm xác tàu Titanic huyền thoại. Tuy nhiên, con tàu được cho là đã gặp trục trặc và phải hứng chịu một “vụ nổ thảm khốc”, khiến toàn bộ 5 thành viên trên tàu đều thiệt mạng.
Đáng chú ý, Rush không phải trường hợp ngoại lệ khi trước đó cũng có không ít nhà khoa học, nhà phát minh cũng đã thiệt mạng bởi chính phát minh của mình.
Kỹ sư thiết kế Titanic Thomas Andrews
Dù sống cách nhau cả thế kỷ nhưng số phận của Stockton Rush lại có sự trùng hợp một cách kỳ lạ với Thomas Andrews, người đã thiết kế ra con tàu Titanic.
Theo đó, Andrew là một thợ đóng tàu người Ireland. Khi chỉ mới 34 tuổi, ông đã được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành bộ phận thiết kế/phác thảo tại công ty đóng tàu khổng lồ Harland and Wolff ở Belfast và ký hợp đồng đóng ba tàu biển, bao gồm cả RMS Titanic vào năm 1907.
Thomas Andrews thiệt mạng cùng con tàu Titanic do ông thiết kế (Ảnh: GettyImages)
Vào thời điểm con tàu Titanic gặp nạn, Andrews cũng có mặt trên tàu với tư cách hành khách khoang hạng nhất. Khi con tàu xảy ra sự cố, người ta đã thấy Andrew giúp đỡ phụ nữ và trẻ em lên thuyền cứu hộ sau đó đứng im lặng trong Phòng hút thuốc và mãi mãi ra đi cùng với con tàu mà ông thiết kế.
Bên cạnh đó, người ta cho rằng Andrew cũng đã từng cố gắng thuyết phục cấp trên để có thể cung cấp đủ xuồng cứu hộ cho tất cả các hành khách và nhân viên phục vụ trên tàu, phòng trường hợp có chuyện bất trắc xảy ra. Tuy nhiên, quyền quyết định không nằm trong tay ông.
Thợ may Franz Reichelet
Franz Reichelt là một thợ may gốc Áo-Hung và là người đã cố gắng đưa nghề nghiệp của mình lên một tầm cao mới theo đúng nghĩa đen bằng cách thiết kế “một chiếc dù có thể đeo được”.
Thiết kế của Reichelt được Le Gaulois mô tả là “chỉ hơi đồ sộ hơn một chút so với quần áo thông thường”, nhằm giúp ngăn ngừa một số trường hợp tử vong xảy ra trong thời điểm mà công nghiệp hàng không còn chưa quá phát triển.
Reichelt đã thử nghiệm bộ đồ nhảy dù của mình trong khoảng hai năm, bắt đầu từ năm 1910. Ông thậm chí còn trình bày ý tưởng này với Aéro-Club de France nhưng không nhận được sự ủng hộ. Không nản lòng, Reichelt tuyên bố với báo chí vào tháng 2/1912 rằng ông dự định thử bộ đồ tại tháp Eiffel nhưng nói dối rằng ông sẽ sử dụng hình nộm để thực hiện cú nhảy từ trên cao.
Vào ngày 04/02 năm 1912, một đám đông gồm ít nhất 30 nhà báo và nhiếp ảnh gia đã chứng kiến Reichelt mỉm cười và bước ra khỏi rìa tháp, chỉ để nhìn anh bung chiếc dù ra trước khi chạm đất và thiệt mạng ngay lập tức.
Mike Hughes
Mike Hughes là một nhà khoa học đầy mâu thuẫn khi ông là một nhà chế tạo tên lửa không “tin vào khoa học” và luôn muốn chứng minh rằng “trái đất phẳng”.
Được biết, Hughes ban đầu là một người lái xe limousine và từng được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness năm 2002 vì đã thực hiện cú nhảy xa 30 m bằng xe limousine cải tiến. Sau đó, Mike bắt đầu thử nghiệm tên lửa chạy bằng động cơ hơi nước để chứng minh Lý thuyết Trái đất phẳng.
Kế hoạch phóng năm 2019 đã bị hoãn lại cho đến ngày 22/02/2020, khi Hughes và cộng sự Waldo Stakes lên kế hoạch phóng tên lửa lên và khiến ông tử nạn ngay lập tức sau khi tên lửa của ông ta đâm xuống một mảnh đất tư nhân gần TP Barstow, bang California (Mỹ)