• Vietnamleads
  • Liên hệ
13/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính Ngân hàng

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?

01/02/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Các thương vụ đình đám

Ngày 17/1, hai Ngân hàng DongA Bank và GPBank được chuyển giao bắt buộc về HDBank và VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Hiện SCB đang trong diện kiểm soát đặc biệt từ cuối năm 2022. Sau một thời gian đối mặt với nhiều khó khăn, SCB đang tiếp tục thu hẹp quy mô hoạt động, bao gồm việc đóng cửa một số phòng giao dịch và hoạt động của ngân hàng đang được duy trì thông qua các biện pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.

Tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước vào đầu tháng 1/2025, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tình hình SCB đang được duy trì ổn định, đảm bảo được tiền gửi của người dân, cùng với đó tiến hành xử lý các sai phạm, yếu kém của ngân hàng và cá nhân gây ra.

Phương án tái cơ cấu SCB cũng đang được xây dựng một cách tích cực.

Trong ‘vòng xoay’ mua bán và sáp nhập ngân hàng, số phận SCB sẽ ra sao?- Ảnh 1.

2 ngân hàng chuyển giao bắt buộc đầu năm 2025.

Trước đó, giữa tháng 10/2024, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) và Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) chính thức được chuyển giao cho Vietcombank và MB. Đây là lần đầu tiên hình thức M&A đặc biệt này diễn ra tại Việt Nam.

Cũng trong đầu năm 2025, Ngân hàng SeABank chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) – một thành viên của Aeon Group (Nhật Bản).

Đây là thương vụ mua bán lớn trong mảng tài chính tiêu dùng với tổng giá trị 4.300 tỷ đồng, hoàn tất sau hơn một năm kể từ khi hợp đồng chuyển nhượng vốn được hai bên ký kết vào tháng 10/2023. Thương vụ này đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược nâng cao năng lực tài chính và mở rộng vị thế của SeABank trong mảng ngân hàng bán lẻ.

Cùng với đó, việc Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Nhật Bản đề nghị mua lại 50% cổ phần còn lại của SHBFinance, nhằm sở hữu 100% vốn của công ty này, cũng gây chú ý trong bối cảnh các ngân hàng lớn trên thế giới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, những thương vụ M&A được kỳ vọng nhất năm nay là việc bán vốn quy mô tỷ USD của Vietcombank và BIDV. Dù cả hai ngân hàng đã đưa ra kế hoạch này tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhưng phải hoãn lại do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán MB (MBS), cả Vietcombank và BIDV đã quyết định dời kế hoạch phát hành cổ phiếu sang năm 2025. Trước đó, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng đang phối hợp chặt chẽ với các nhà tư vấn quốc tế và kỳ vọng hoàn tất thương vụ này trong nửa đầu năm 2025.

Hiện tại, số lượng ngân hàng trong nước có cổ đông chiến lược nước ngoài vẫn còn khá hạn chế, bao gồm VietinBank (MUFG Bank), BIDV (KEB Hana Bank), Vietcombank (Mizuho), VPBank (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) và OCB (Azora Bank). Các ngân hàng chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài, như Nam A Bank và LPBank, đang tích cực đàm phán với các đối tác tiềm năng để tìm nhà đầu tư phù hợp, dự kiến sẽ có những thương vụ đáng chú ý diễn ra vào năm 2025.

Động lực nào để M&A ngân hàng?

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, việc thực hiện các thương vụ chuyển nhượng ngân hàng yếu kém là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và mở ra cơ hội cho các ngân hàng mạnh tiếp quản, tái cấu trúc những ngân hàng này. Điều này góp phần làm hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên ổn định và bền vững hơn.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 , có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, các quy định về chuyển nhượng bắt buộc ngân hàng yếu kém đã được làm rõ, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để triển khai. Những quy định này không chỉ bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền và các bên liên quan mà còn giúp các ngân hàng tiếp nhận chuyển giao có thể thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách an toàn và hiệu quả.

Theo các chuyên gia, ngân hàng luôn đối mặt với áp lực tăng vốn điều lệ, bởi lẽ họ phải liên tục đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng. Theo nguyên tắc, nếu tín dụng tăng trưởng ở mức một con số, vốn điều lệ cũng phải tăng ít nhất theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, việc huy động vốn nước ngoài được các chuyên gia nhận định là một bước đi cấp thiết để thực hiện các chiến lược tăng vốn dài hạn. Đối tác nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng bổ sung nguồn lực tài chính mà còn tạo cơ hội tận dụng kinh nghiệm quản trị, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế.

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cải thiện, nhưng tỷ lệ CAR (an toàn vốn) của các ngân hàng trong nước vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung trong khu vực. Hơn nữa, trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp yếu đi, việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Vì vậy, tăng vốn điều lệ được xem là một giải pháp quan trọng nhằm cải thiện sự bền vững và năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp không ít thách thức bởi dòng vốn đầu tư từ các cổ đông lớn vào ngân hàng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Thái Lan công nhận 8 đồng tiền ảo

Bài viết sau

Một công ty có lợi nhuận đột biến tăng gần 3.000%

Bài viết liên quan

Ngân hàng

VietinBank chào bán toà tháp trụ sở chính VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ đồng

13/07/2025
0
Ngân hàng

Thị trường vàng miếng bước vào thời “mở cửa”

13/07/2025
0
Ngân hàng

Tuần tới, một ngân hàng sẽ lăn chốt trả cổ tức tiền mặt lần đầu tiên từ khi lên sàn

13/07/2025
0
Bài viết sau
Một công ty có lợi nhuận đột biến tăng gần 3.000%

Một công ty có lợi nhuận đột biến tăng gần 3.000%

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà”
  • Thailand faces $6B export loss amid potential US tariff hike
  • Bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử
  • Cách xác định diện tích đất ở khi làm sổ đỏ
  • Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 28-2025

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.