(TBTCO) – Bộ Tài chính ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030. Kế hoạch bám sát mục tiêu, giải pháp đề ra tại Chiến lược; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
![]() |
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia kịp thời hỗ trợ người dân. Ảnh: TUYỂN TRIỆU |
10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 305/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là nâng cao hiệu quả quản lý, huy động sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia. Đồng thời, xây dựng lực lượng dự trữ quốc gia có quy mô đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, danh mục hàng chiến lược, thiết yếu để sẵn sàng, chủ động đáp ứng kịp thời, hiệu quả các mục tiêu dự trữ quốc gia và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyềnVới công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hạ tầng đa phương tiện khác. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới. |
Nhằm sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược, Bộ Tài chính vừa có Quyết định số 2149/QĐ-BTC ngày 24/6/2025 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030. Kế hoạch đặt ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách về dự trữ quốc gia đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia; hoàn thiện danh mục hàng dự trữ quốc gia; đầu tư, xây dựng hệ thống kho và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng dự trữ quốc gia; nâng cao chất lượng bảo quản hàng dự trữ quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động dự trữ quốc gia.
Đồng thời, rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý dự trữ quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị
Tương ứng với các nhiệm vụ lớn trong triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030, các nhiệm vụ chi tiết cũng được Bộ Tài chính đặt ra và phân công cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, Cục Dự trữ Nhà nước được giao chủ trì rà soát Luật Dự trữ quốc gia; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dự trữ quốc gia; xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia.
Để tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia, Kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về dự trữ quốc gia; xây dựng kế hoạch mua bổ sung, mua bù hàng dự trữ quốc gia của bộ, ngành theo quy định.
Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch mua sắm các mặt hàng thiết yếu, chiến lược đưa vào dự trữ quốc gia và kế hoạch bố trí dự trữ quốc gia tại các địa bàn trọng điểm, các khu vực chiến lược trên cả nước để bảo đảm chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra.
Cục Dự trữ Nhà nước cũng được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia; thực hiện nghiêm công tác thanh, quyết toán, xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, báo cáo tài chính nhà nước về dự trữ quốc gia; huy động nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước;
Cục Dự trữ Nhà nước và Vụ Quản lý quy hoạch, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan cùng phối hợp xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia của Bộ Tài chính; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 của Bộ Tài chính đảm bảo đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch (quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết)…
Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số và các đơn vị có liên quan nghiên cứu tiếp thu, chuyển giao có chọn lọc công nghệ tiên tiến, hiện đại trong bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản miễn phí phục vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia của Cục Dự trữ Nhà nước.
Cùng với nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách, kế hoạch của Bộ Tài chính cũng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia chất lượng cao, bảo đảm về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, năng lực công tác trong đó tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Sắp xếp, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực theo vị trí việc làm, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của ngành Dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Kế hoạch thực hiện đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030.
Mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng chiến lược và thiết yếuChiến lược Phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030 đưa ra các mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng chiến lược và thiết yếu đến năm 2030. Cụ thể, đến năm 2025 mức dự trữ lương thực tồn kho cuối năm khoảng 250.000 tấn (quy gạo). Giai đoạn 2026 – 2030, căn cứ tình hình thực tế để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức mua tăng hàng năm phù hợp. Về vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn thì mức dự trữ đáp ứng yêu cầu phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm, cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương. Về muối ăn, sử dụng lượng muối ăn tồn kho hiện nay để xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra hoặc xuất giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; trong giai đoạn tới không bố trí kế hoạch mua tăng, mua bù muối ăn. Đối với các mặt hàng phục vụ quốc phòng, an ninh, tăng cường dự trữ quốc gia các mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại với mức bố trí kinh phí hàng năm tăng cao hơn mức bình quân của toàn ngành, đảm bảo yêu cầu tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh… Các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ nông nghiệp: mức dự trữ đáp ứng yêu cầu cơ bản về phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, ổn định sản xuất của nhân dân. Đến năm 2030, phấn đấu tăng dần mức xăng dầu dự trữ quốc gia lên khoảng 800.000 m3 đối với sản phẩm xăng dầu và 1.000 – 2.000 ngàn tấn đối với dầu thô, tương đương 15 – 20 ngày nhập ròng. Trong đó: tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia; trên cơ sở đó, tăng dần mức dự trữ quốc gia phù hợp với hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia về xăng dâu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… Các mặt hàng y tế mức dự trữ đảm bảo chủ động đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, các tình huống khẩn cấp về y tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đối với các mặt hàng phục vụ đảm bảo giao thông, vận tải, phát thanh truyền hình mức dự trữ quốc gia thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực đến năm 2030. |