Bất ngờ phát hiện quần thể mộ cổ
Năm 2014, trường trung học cơ sở Kinh Châu, Hồ Bắc, Trung Quốc tiến hành xây dựng mới. Khi dự án đang trong giai đoạn đào móng thì một sự việc bất ngờ xảy ra khiến mọi người bàng hoàng.
Các công nhân đã tìm thấy rất nhiều ngôi mộ cổ khi đang đào bới.
Trưởng đội xây dựng nhanh chóng dừng mọi hoạt động và báo với ban giám hiệu nhà trường. Ngay sau khi biết được thông tin, một nhóm khảo cổ của Cục Di sản địa phương đã nhanh chóng lên đường tới hiện trường để khảo sát quần thể mộ cổ này.
Số lượng mộ cổ lên đến con số 400 và phân bố dày đặc, nhưng các ngôi mộ này không cùng một thời kỳ. Một số được xác định là thuộc thời Chiến Quốc, một số khác được cho là thuộc thời Đường và thời Tống. Các chuyên gia sau khi khảo sát nhận thấy trong số rất nhiều ngôi mộ cổ,
ngôi mộ còn nguyên vẹn là thuộc nhà Chu thời Chiến quốc.
Ngôi mộ cổ này được thiết kế theo hình chữ Giáp (甲). Theo các chuyên gia, chủ nhân của mộ cổ này có thể ở tước liệt hầu. Mộ xây hình chữ Giáp thường có hình chữ nhật, chỉ có 1 lối đi vào mộ tạo hình giống chữ này nên được đặt tên như vậy. Quy mô của mộ hình chữ Giáp thường nhỏ hơn những ngôi mộ hình chữ Trung (中). Những ngôi mộ hình chữ Giáp của mỗi triều đại đều có đặc điểm riêng biệt.
“Món đồ” kỳ lạ trong mộ cổ
Tuy nhiên, khi các chuyên gia thử vào trong mộ cổ thăm dò, họ nhận thấy bên trong rất tối, tối tới mức không thể nhìn thấy bàn tay giơ ngay trước mặt. Nếu họ không tìm giải pháp thì việc khai quật sẽ rất khó thực hiện nên nhóm khảo cổ đã thuê một người thợ điện tới để đi đường điện và lắp đèn thắp sáng bên trong.
Người thợ điện được gọi đến tên là Tiểu Điền. Người dân địa phương quan niệm rằng vào trong mộ cổ thường mang lại xui xẻo nên không có ai đồng ý vào duy chỉ có Tiểu Điền chấp nhận. Sở dĩ Tiểu Điền hăng hái như vậy là do anh ta có ý định vào mộ kiếm chác chút đồ cổ.
Tiểu Điền làm việc rất chăm chỉ, anh ta sợ rằng nếu không nhanh tay thì các chuyên gia sẽ kéo đến và mình không có cơ hội gì. Tiểu Điền nhìn lướt qua một lượt, ánh mắt anh ta chợt dừng lại ở một vật màu đen nằm trên nắp quan tài của chủ nhân ngôi mộ. Người thợ điện nhân lúc không ai chú ý đã nhét vật đó vào túi áo của mình.
Bỏ qua cảm giác áy náy, Tiểu Điền về nhà và hào hứng khoe với vợ thứ mình tìm thấy trong mộ cổ. Anh ta lôi thứ trong túi ra và đặt lên bàn. Hai vợ chồng ngắm nghía thì phát hiện ra
thứ đó chỉ là một con cá khô
bình thường. Cảm giác hào hứng ban đầu của hai người nhanh chóng tụt xuống, họ tức giận vứt con cá sang một bên. Tiểu Điền nghĩ thầm:
“Một con cá khô chả đáng một xu. Mình thật xui xẻo!”
Cá khô 2.400 tuổi trong mộ cổ
Mặc dù vậy, trong lòng Tiểu Điền vẫn còn một khúc mắc về việc tại sao con cá khô lại xuất hiện trong mộ cổ. Ngày hôm sau, Tiểu Điền đã ghé qua ngôi mộ cổ để thăm dò tình hình từ các chuyên gia khảo cổ. Lúc này, nhóm chuyên gia đang thảo luận về những món đồ tìm thấy trong mộ cổ. Một người nói rằng:
“Thật đáng tiếc. Hôm qua chúng ta đào được hơn chục con cá khô nhưng không có lấy một con nguyên vẹn.”
Tiểu Điền sau khi nghe cuộc trò chuyện liền rút con cá khô trong túi ra và thú nhận chuyện mình đã ăn cắp nó. Nào ngờ, các chuyên gia vừa thấy con cá trong tay anh ta đã hét lên:
“Trời ơi, đây mới đúng là bảo vật. Con cá khô này chính là thứ chúng ta tìm kiếm. Nhìn xem nó là con cá duy nhất hoàn chỉnh.”
Tiểu Điền nghe thấy vậy thì rất bàng hoàng, hóa ra thứ mình lấy trộm lại là một di vật văn hóa.
Theo phân tích của các chuyên gia khảo cổ,
những con cá khô được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có niên đại 2.400 năm tuổi
. Chúng được gọi là
“Cá diếc dương can”
. Những con cá diếc chỉ đơn giản được ướp muối và phơi khô. Vào thời Chiến quốc, muối vô cùng khan hiếm. Do đó, chủ nhân ngôi mộ hẳn có địa vị rất cao quý mới có cá ướp muối phơi khô đặt trong mộ làm đồ tùy táng. Ngoài món cá khô này, các chuyên gia còn tìm thấy nhiều món đồ khác như cung tên, gươm, áo giáp… Từ số lượng đồ vật được tìm thấy, họ phỏng đoán rằng chủ nhân ngôi mộ cổ này là một vị tướng quân thời nhà Chu.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 13 con cá khô có niên đại 2.400 năm. Đây có thể coi là một phát hiện rất thú vị trong lịch sử ngành khảo cổ học Trung Quốc. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu cách bảo quản số cá khô này. Hiện nay, những con cá khô được tìm thấy trong mộ cổ đang được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.