Trong tuần 26-30/6, các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu từ Trung Quốc để xem tình trạng sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cũng như dữ liệu lạm phát ở Mỹ – vấn đề mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) rất quan tâm, trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tập trung tại Bồ Đào Nha trong một diễn đàn thường niên.
Dưới đây là những sự kiện tài chính trên toàn cầu đáng chú ý nhất trong tuần tới:
1\ Bất ngờ trong thứ hạng lợi nhuận của các tài sản
Năm 2023 khởi đầu với sự bùng nổ lạc quan về triển vọng nền kinh tế Trung Quốc hồi phục sau đại dịch COVID-19, khả năng phục hồi tốt hơn của nền kinh tế toàn cầu và thở phào rằng lạm phát có thể đã đạt đến đỉnh điểm.
Nhưng cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ, sự sụp đổ của Credit Suisse và sự chật vật tính toán tính toán về triển vọng lãi suất đã khiến 6 tháng qua có cảm giác như một khoảng thời gian rất dài trên thị trường.
Sự cường điệu xung quanh AI đã khiến Big Tech (nhóm cổ phiếu công nghệ) trở thành tài sản hoạt động tốt nhất năm 2023, với mức tăng 75%. Vào cuối nửa cuối năm 2022, lĩnh vực đó đã giảm 10%.
Những phần còn lại của thị trường khá ảm đạm, ngoại trừ các nhóm cụ thể như cổ phiếu Nhật Bản và cổ phiếu hàng xa xỉ châu Âu.
Đáng ngạc nhiên, khi xem xét tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực này, tài sản duy nhất thậm chí gần đạt được lợi nhuận của Big Tech là bitcoin, với mức tăng 73%, so với mức giảm 20% trong nửa cuối năm 2022.
Trong nửa chặng đường của năm 2023, những con số 0 của năm ngoái dường như đang trở thành những ‘người hùng’ của năm nay.
Big Tech và Bitcoin là những ngôi sao sáng trong bảng lợi nhuận 6 tháng năm 2023.
2\ Niềm hy vọng vào kinh tế Trung Quốc
Dữ liệu hoạt động của các nhà máy Trung Quốc trong tháng 6, sẽ công bố vào thứ Sáu tới (30/6) là một trong vấn đề được chờ đợi nhất trong tuần 26-30/6, mặc dù thị trường đang nhận định rằng các số liệu đó sẽ bổ sung vào câu chuyện về sự phục hồi đang chững lại ở nền kinh tế này.
Cho đến nay, Bắc Kinh dường như không vội vàng tung ra các biện pháp kích thích lớn mà thay vào đó, họ đang cung cấp các gói nhỏ giọt, đầu tiên bằng cách cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn, sau đó bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay chính.
Tin xấu có thể được coi là tích cực, nếu các nhà giao dịch coi đó là một cách thúc đẩy các cơ quan chức năng hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế – miễn là cuối cùng sẽ có các gói hỗ trợ lớn.
Nhưng nếu như hy vọng đang tăng cao, thì sự kiên nhẫn đang giảm dần. Hầu hết các nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo của họ về tăng trưởng của Trung Quốc, cho rằng triển vọng GDP chỉ có thể tăng tối đa 6%.
Các dữ liệu từ Trung Quốc đều cho thấy nhu cầu yếu.
3\Hàng loạt dữ liệu quan trọng của Mỹ
Nền kinh tế Mỹ đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên trong nửa đầu năm nay, bất chấp hàng loạt đợt tăng lãi suất, nhưng khả năng phục hồi như thế nào sẽ trở nên rõ ràng hơn với một loạt dữ liệu mới sẽ có trong tuần tới.
Báo cáo niềm tin người tiêu dùng mới nhất sẽ được công bố vào thứ Ba (27/6) sau khi chỉ số này giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tháng Năm. Chỉ số của tháng 6 dự kiến sẽ tăng cao hơn.
Một dữ liệu quan trọng của thị trường nhà ở cũng sẽ được công bố vào thứ Ba (27/6), là chỉ số giá nhà quốc gia Case-Shiller. Chỉ số này đã tăng 0,4% trong tháng 3 sau khi điều chỉnh các biến động theo mùa.
Đặc biệt, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5 sẽ được công b ố vào thứ Sáu (30/6), một thước đo lạm phát chính. Trong 12 tháng tính đến tháng 4, chỉ số giá PCE tăng 4,4%.
Cục Dự trữ Liên bang theo dõi các chỉ số giá PCE vì cho mục tiêu lạm phát 2% và dữ liệu sẽ được làm cơ sở cho quyết định lãi suất tiếp theo của ngân hàng trung ương, vào tháng 7, sau khi giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6.
Lĩnh vực nhà đất của Mỹ bắt đầu cảm nhận được tác động từ lãi suất tăng.
4\Các Thống đốc sẽ gặp gỡ nhau vì vấn đề lạm phát
Lãnh đạo các hàng trung ương hàng đầu thế giới sẽ gặp gỡ nhau tại chân núi Sintra của Bồ Đào Nha từ thứ Hai đến thứ Tư (26-28/6). Tất nhiên, chương trình nghị sự là lạm phát, lạm phát và lạm phát.
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde để tìm manh mối về những gì các nhà thiết lập lãi suất cho 20 nền kinh tế của khu vực đồng euro sẽ làm tiếp theo, sau khi bà tỏ ra tích cực hơn trong việc thắt chặt tiền tệ tại cuộc họp chính sách gần đây nhất. Tuy nhiên, không chỉ có bà Lagarde, hàng loạt các thống đốc ngân hàng trung ương khác cũng đã gây chú ý khi chuyển tải đi thông điệp rằng cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc. Ngay cả thống đốc Hy Lạp Yannis Stournaras, một ‘chú chim bồ câu’, cũng nói rằng ông không thể loại trừ bất cứ điều gì.
Các nhà giao dịch đã đặt cược nhiều hơn vào việc ECB sẽ tiến xa hơn bao nhiêu trên con đường thắt chặt tiền tệ. Họ đang đặt cược vào việc ECB sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 và dự đoán một động thái khác vào tháng 10 sẽ đưa lãi suất lên 4%.
Lạm phát thử thách ECB.
5\Vấn đề của Thụy Điển
Ngân hàng trung ương của Thụy Điển (Riksbank), sẽ họp vào ngày 28 tháng 6, đang đối phó với tình trạng lạm phát quá cao do đồng tiền suy yếu, khiến lãi suất tăng và tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ dường như là cách hành động tốt nhất.
Nhưng Riksbank đang gặp phải một vấn đề lớn khác, đó là lãi suất cao hơn và giá trị bất động sản giảm sẽ bóp nghẹt thị trường bất động sản đang mắc nợ của Thụy Điển. Các ngân hàng của Thụy Điển cũng tiếp xúc nhiều với lĩnh vực bất động sản.
Do đó, tiền tệ, tỷ giá và tài sản đang ở trong một vòng luẩn quẩn, với đồng
crown
của Thụy Điển hiện ở mức yếu nhất trong lịch sử so với đồng euro do lo ngại về tác động của khủng hoảng bất động sản đối với nền kinh tế.
Các nhà phân tích đang xem xét những lựa chọn nào mà ngân hàng trung ương Thụy Điển có thể chọn, ngoài việc tăng lãi suất, để củng cố đồng
crown
.
Tiền của Thụy Điển lao dốc.
Tham khảo: Refinitiv