• Vietnamleads
  • Liên hệ
22/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

Bài 3: Lãng phí hôm nay là mất mát của tương lai

22/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

(TBTCO) – Sau sáp nhập đơn vị hành chính, bộ máy đã tinh gọn, nhưng tài sản công dôi dư thì vẫn “nằm chờ số phận”. Không thể chấp nhận sự trì trệ kéo dài, bởi lãng phí hôm nay là mất mát của tương lai. Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt, Bộ Tài chính rốt ráo đốc thúc, địa phương chuyển động. Nhưng để thực sự tạo đột phá, những “nút thắt” pháp lý, tâm lý và tổ chức cần được tháo gỡ dứt điểm.

Bài 3: Lãng phí hôm nay là mất mát của tương lai
UBND quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng cũ) sau sắp xếp chuyển thành Sở Tài chính Hải Phòng. Ảnh: QUỲNH NGA

Chính phủ hành động

Hàng nghìn tỷ đồng giá trị tài sản công đang trong tình trạng bỏ không, chờ xử lý. Không ít trong số đó là các trụ sở nằm ở vị trí “đất vàng”, có thể tạo ra giá trị phát triển lớn nếu được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, sự chậm trễ, lúng túng trong tổ chức thực hiện, thậm chí buông lỏng quản lý, đang khiến những tài sản quý giá ấy trở thành gánh nặng.

Không chấp nhận sự trì trệ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp ban hành 4 công điện chỉ trong vòng hơn một tháng, yêu cầu các địa phương triển khai việc rà soát, xử lý tài sản công đúng nguyên tắc, đồng bộ, không được chậm trễ. Đây không đơn thuần là chỉ đạo hành chính, mà là cảnh báo nghiêm khắc trước nguy cơ thất thoát, lợi ích nhóm và tham nhũng tài sản nhà nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, xử lý tài sản công là nhiệm vụ cấp thiết, không thể trì hoãn, càng không được đùn đẩy, né tránh. Đặc biệt, những tài sản ở vị trí đắc địa nếu không xử lý sớm, sẽ bị chiếm dụng, xuống cấp, gây bức xúc trong nhân dân và thiệt hại ngân sách.

Bộ Tài chính vào cuộc quyết liệt

Nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời ban hành 11 văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức – nền tảng để đánh giá và sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập danh mục đầy đủ tài sản dôi dư, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia, phân loại rõ tài sản giữ lại, điều chuyển, bán đấu giá hoặc xử lý theo hình thức khác. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện xử lý tài sản công dôi dư theo nguyên tắc “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền. Điều này đã thể hiện một bước tiến lớn trong quản trị công, nhằm xóa bỏ tình trạng xử lý hình thức, đùn đẩy trách nhiệm.

Không chỉ dừng ở văn bản, Bộ Tài chính còn thành lập các đoàn công tác chia theo 7 cụm địa phương để trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn thực địa, tháo gỡ khó khăn và giám sát tiến độ xử lý tài sản công. Các đoàn công tác vừa giám sát, vừa “gỡ vướng” tại chỗ vừa hướng dẫn xây dựng phương án phù hợp với từng địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, xử lý tài sản công dôi dư là nhiệm vụ khó, phức tạp nhưng bắt buộc. Không làm nghiêm túc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều hành, quản lý và phát triển kinh tế – xã hội.

Chuyển động đồng bộ từ trung ương tới địa phương

Tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ trung ương đã lan tỏa tới các địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động rà soát, báo cáo sớm danh mục tài sản cần xử lý.

Tại Bắc Giang (cũ), trong tổng số 2.427 trụ sở, cơ sở sự nghiệp, có 1.951 cơ sở tiếp tục sử dụng, 14 cơ sở cấp tỉnh dự kiến điều hòa nội bộ, hơn 20 trụ sở cấp huyện bố trí lại cho cấp xã. Dự kiến, có 78 cơ sở dôi dư không còn phù hợp được đề xuất thu hồi giao trung tâm phát triển quỹ đất hoặc đơn vị chức năng quản lý.

Tỉnh Cao Bằng (cũ) có 2.088 cơ sở, trong đó 1.835 cơ sở tiếp tục sử dụng, 193 cơ sở điều hòa nội bộ – ưu tiên bố trí cho giáo dục, y tế, thiết chế công cộng. Với 60 cơ sở dôi dư, tỉnh đưa ra phương án xử lý: cơ sở phù hợp quy hoạch sẽ bán đấu giá; còn lại sẽ giao cho đơn vị chức năng quản lý, khai thác. Tại Hưng Yên (cũ), 63 trụ sở dôi dư đã được lên phương án điều chuyển hoặc đấu giá công khai. TP. Hải Phòng (cũ) đã xác định 183 cơ sở dôi dư và đã lên phương án chuyển về Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc bố trí cho giáo dục, y tế.

Những tín hiệu chuyển động tích cực từ các tỉnh như Bắc Giang, Cao Bằng, Hưng Yên, Hải Phòng cho thấy, khi có quyết tâm chính trị và hướng dẫn kịp thời từ trung ương, địa phương hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp, khai thác lại tài sản công. Không chỉ xử lý gọn gàng phần dôi dư, nhiều nơi còn linh hoạt chuyển đổi công năng phục vụ cộng đồng, chứng minh tài sản công dôi dư hoàn toàn có thể trở thành lực đẩy phát triển bền vững.

Tuy nhiên, dù tiến trình đã được thúc đẩy, nhưng theo ghi nhận từ Bộ Tài chính, tốc độ xử lý tài sản công dôi dư nhìn chung vẫn chưa đạt kỳ vọng.

Tại Hải Phòng, ông Trần Xuân Toàn – Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết, địa phương gặp khó trong phối hợp với các cơ quan trung ương. “Một số cơ quan chưa xác định rõ nhu cầu sử dụng trụ sở, trong khi các đơn vị địa phương cần thông tin đầy đủ để lập phương án xử lý, dẫn đến chậm tiến độ” – ông Toàn chia sẻ.

Hưng Yên cũng vướng về kinh phí sửa chữa, vận hành song song hai trụ sở cũ sau sáp nhập. “Một số trụ sở chưa thể dừng sử dụng, phát sinh thêm chi phí bảo vệ, vận hành, gây áp lực ngân sách” – bà Phạm Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho hay.

Ngoài ra, các địa phương cũng phản ánh nhiều khó khăn: chưa xác lập được quyền sở hữu tài sản do cơ quan trung ương để lại; còn lúng túng trong phân loại tài sản; vướng mắc pháp lý giữa Luật Đất đai, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Tài sản công; thiếu nhân lực chuyên trách ở cấp cơ sở; tâm lý e ngại trách nhiệm, sợ sai và tình trạng thừa – thiếu cục bộ (nơi thừa trụ sở, nơi lại thiếu đất cho trường học, bệnh viện).

90 ngày “chốt số” tài sản công dôi dư

Khẳng định quan điểm nhất quán trong xử lý tài sản công dôi dư, ông Nguyễn Tân Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, nguyên tắc hàng đầu là đảm bảo hoạt động ổn định của bộ máy sau sắp xếp. Theo đó, không khuyến khích bán hoặc chuyển nhượng các tài sản công dôi dư, mà ưu tiên bố trí cho các mục đích công như giáo dục, y tế, văn hóa xã hội hoặc điều chuyển cho cơ quan trung ương đóng tại địa phương.

Đồng thời ông Thịnh cho biết, từ ngày 1/7/2025 – thời điểm chính thức vận hành bộ máy mới, phần lớn địa phương triển khai tương đối suôn sẻ, không phát sinh nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, để có cái nhìn đầy đủ và tránh nóng vội, tránh tình trạng “thấy dư là bỏ”, Bộ Tài chính đề nghị từng địa phương báo cáo chính thức số liệu chi tiết về tài sản dôi dư sau 90 ngày thực hiện.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc mới phát sinh trong quá trình sắp xếp, xử lý tài sản công. Những nội dung vượt thẩm quyền sẽ được Bộ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền để có hướng chỉ đạo phù hợp.

Khoảng thời gian 90 ngày không phải là để chờ đợi hay “xử lý cho có”, mà là thời điểm vàng để các địa phương thể hiện năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm và dám hành động vì lợi ích chung. Mỗi tài sản công được xử lý hiệu quả không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, mà còn là một minh chứng cho việc kiểm soát tốt quyền lực, chặn đứng tình trạng “hợp thức hóa sai phạm” dưới vỏ bọc xử lý tài sản.

Có thể thấy, xử lý tài sản công dôi dư không chỉ là công việc hành chính, mà còn là phép thử về năng lực tổ chức, tinh thần trách nhiệm và sự liêm chính của từng cấp chính quyền. Trung ương đã hành động quyết liệt, ban hành đầy đủ công cụ pháp lý. Nếu địa phương không vào cuộc tương xứng, tài sản sẽ tiếp tục thất thoát, thậm chí bị hợp thức hóa trong sai phạm.

Đây là lúc phải hành động. Mỗi tài sản công được xử lý đúng và hiệu quả là một bước tiến về quản lý, chứng minh rằng tài sản công không chỉ là của Nhà nước, mà còn là nguồn lực phát triển cho tương lai, vì dân sinh, vì quốc kế.

Mở ra cơ hội khai thác lại tài sản công

Việc xử lý hiệu quả tài sản công dôi dư không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, tránh lãng phí, mà còn mở ra cơ hội khai thác lại tài sản công cho các mục tiêu phát triển, phục vụ nhân dân.


(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Sữa giả, thuốc giả được bán công khai do buông lỏng quản lý

Bài viết sau

Dự báo chiều nay trong nước tăng mạnh

Bài viết liên quan

Tài chính

USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng giảm, giá vàng bật tăng lên mức cao nhất 5 tuần

22/07/2025
0
Ngân hàng

BAOVIET Bank đạt kết quả 6 tháng khả quan nhờ hệ sinh thái dịch vụ toàn diện

22/07/2025
0
Ngân hàng

VIB ra mắt Super Pay và Super Cash – Hai mảnh ghép trong siêu hệ sinh thái tài chính cá nhân hóa

22/07/2025
0
Bài viết sau
Dự báo chiều nay trong nước tăng mạnh

Dự báo chiều nay trong nước tăng mạnh

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Passion fruit, banana, pineapple, coconut could be next billion-dollar exports
  • Đột phá chip lai đầu tiên giữa quang tử, điện tử và lượng tử
  • Gỡ một nút thắt nhưng còn bỏ lại phía sau
  • Giá cà phê hôm nay 22-7 giảm mạnh, châu Âu cạn kho
  • USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng giảm, giá vàng bật tăng lên mức cao nhất 5 tuần

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.