• Vietnamleads
  • Liên hệ
22/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Hạ tầng

Gỡ một nút thắt nhưng còn bỏ lại phía sau

22/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Luật Đất đai 2024 cùng Nghị định 103 ra đời trong kỳ vọng mở lối cho doanh nghiệp, đặc biệt trong việc cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến miễn, giảm tiền thuê đất. Nhưng chính sách tưởng như “cởi trói” ấy lại để lọt một nhóm đối tượng đang mắc kẹt. Đó là những doanh nghiệp từng đủ điều kiện miễn, giảm trước đây nhưng không kịp hoàn tất thủ tục vì nhiều lý do khách quan.

Trong khi các quy định mới cho phép tự động miễn, giảm tiền thuê đất với trường hợp đang trong thời gian ưu đãi, một tín hiệu tích cực thì sự thay đổi lại chỉ áp dụng từ năm 2024 trở đi. Không có cơ chế hồi tố, hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, nơi tiếp cận hành chính còn hạn chế, tiếp tục bị “bỏ lại phía sau” trong nợ nần và bế tắc pháp lý.

Cụ thể, điểm c, khoản 5, Điều 51 của Nghị định lại giới hạn phạm vi áp dụng chính sách, chỉ tính từ thời điểm 2024 trở về sau, không áp dụng hồi tố cho các giai đoạn trước đó – kể cả với những trường hợp đã có đủ điều kiện nhưng chưa kịp làm thủ tục vì lý do khách quan.

Điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, tiếp tục bị “treo” trong nợ nần do bị truy thu tiền thuê đất cho giai đoạn 2006 – 2016.

Tại Đắk Lắk, thống kê cho thấy chỉ riêng 17 doanh nghiệp thuộc diện này đã bị truy thu hơn 54 tỷ đồng tiền thuê đất – con số không nhỏ trong bối cảnh hậu đại dịch, khi phần lớn doanh nghiệp vẫn đang gồng mình phục hồi giữa muôn vàn áp lực: thiếu vốn, thiếu lao động, chi phí đầu vào tăng cao.

Điều đáng nói là nhiều trong số đó không phải những đơn vị thụ động hay vi phạm, mà là những doanh nghiệp đã và đang gắn bó với đất rừng, tạo sinh kế cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Họ cũng là lực lượng góp phần giữ rừng tại chỗ – một vai trò vừa kinh tế, vừa môi sinh.

Thế nhưng, vì không được áp dụng hồi tố chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, những doanh nghiệp này rơi vào thế bị trói tay: không thể vay vốn, không đủ điều kiện lập phương án sử dụng đất, không còn nguồn lực duy trì sản xuất hay trả lương cho người lao động. Trong khi đó, hàng nghìn héc-ta đất rừng có nguy cơ bị bỏ ngỏ dẫn tới hệ lụy môi trường và phát triển lâu dài.

vanh dai 4 vietnamnet 10 1 42575.jpg
Ảnh minh họa: Hồng Khanh

Điều gây nhiều băn khoăn là trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn được áp dụng cơ chế miễn truy thu ngay cả khi chưa hoàn tất thủ tục, thì khối doanh nghiệp tư nhân – những chủ thể trực tiếp tạo ra của cải và đóng góp vào ngân sách – lại không được hưởng cơ chế tương tự. Sự thiếu đồng đều trong cách tiếp cận chính sách đang đặt ra câu hỏi về tính công bằng và định hướng ưu tiên của hệ thống hỗ trợ.

Một số địa phương và doanh nghiệp, như Hà Nội, đã có văn bản chính thức kiến nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng hồi tố chính sách miễn, giảm đối với những trường hợp thực tế đủ điều kiện nhưng chưa hoàn tất thủ tục đúng hạn. Tuy nhiên, do số lượng kiến nghị còn rời rạc, chưa hình thành sức ép đủ lớn, đề xuất này hiện vẫn chưa được đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định.

Cần điều chỉnh để tạo chính sách đồng bộ và linh hoạt

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giới hạn phạm vi áp dụng chính sách “tự động miễn, giảm” kể từ năm 2024 trở đi là chưa thực sự hợp lý. Bởi chính giai đoạn trước đó mới là thời điểm mà cả người dân lẫn doanh nghiệp gặp nhiều rào cản: khả năng tiếp cận thông tin pháp luật còn hạn chế, hệ thống thủ tục hành chính thiếu minh bạch, hướng dẫn chưa đầy đủ và đồng bộ.

Trong hoàn cảnh đó, việc không kịp hoàn tất thủ tục không hẳn là lỗi của người thực hiện, mà phần lớn bắt nguồn từ những yếu tố khách quan. Thế nhưng thay vì thừa nhận thực tế ấy để có cơ chế điều chỉnh phù hợp, chính sách hiện hành lại khiến các doanh nghiệp tiếp tục gánh hậu quả dưới hình thức truy thu – kéo dài thêm chuỗi khó khăn mà lẽ ra họ cần được tháo gỡ.

So sánh một cách hình tượng, giống như ở những vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện học hành còn thiếu thốn: không thể đòi hỏi con trẻ tiếp cận giáo dục ngang bằng với thành phố nếu cha mẹ các em còn chưa biết chữ. Chính sách công bằng không phải là áp dụng một chuẩn chung cho tất cả, mà là tạo điều kiện phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Một chính sách mang tính nhân văn không chỉ cần được ban hành đúng lúc, mà còn phải đặt trên nền thực tiễn – nơi từng nhóm đối tượng có điều kiện tiếp cận và năng lực thực thi khác nhau. Sự công bằng chỉ có thể đạt được khi chính sách thấu hiểu bối cảnh, điều chỉnh linh hoạt và không bỏ sót những người yếu thế.

Để khắc phục khoảng trống đang hiện hữu, cần sớm xem xét sửa đổi điểm c, khoản 5, Điều 51 Nghị định 103/2024/NĐ-CP theo hướng mở rộng phạm vi hồi tố cho toàn bộ thời gian ưu đãi đối với các trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện. Đồng thời, thiết kế một cơ chế hỗ trợ riêng cho các địa phương đặc thù như Đắk Lắk – nơi nếu thiếu chính sách linh hoạt, doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững, còn đất rừng thì bị lãng phí, suy thoái theo thời gian.

Luật có thể minh bạch, nhưng nếu khâu thực thi còn cứng nhắc và thiếu nhất quán thì hiệu lực chính sách cũng khó lan tỏa. Gỡ một nút thắt là cần, nhưng không thể bằng cái giá là quay lưng với những người đã từng tiên phong giữ đất, giữ rừng, dựng nên kế sinh nhai cho cộng đồng giữa vùng gian khó.


(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Giá cà phê hôm nay 22-7 giảm mạnh, châu Âu cạn kho

Bài viết sau

Đột phá chip lai đầu tiên giữa quang tử, điện tử và lượng tử

Bài viết liên quan

Hạ tầng

Giá đất nông nghiệp trong khu dân cư phải cao hơn

22/07/2025
0
Hạ tầng

Đảo Châu Âu – Dấu ấn ‘signature’ đỉnh cao của Ecopark tại miền Trung

22/07/2025
0
Hạ tầng

Đề xuất nắm giữ bất động sản dưới 2 năm, khi bán sẽ chịu thuế suất 10%

22/07/2025
0
Bài viết sau
Đột phá chip lai đầu tiên giữa quang tử, điện tử và lượng tử

Đột phá chip lai đầu tiên giữa quang tử, điện tử và lượng tử

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần kho lạnh, họ là ai?
  • Government mulls switch to 20% tax on stock profits from flat rate on transactions
  • Giá đất nông nghiệp trong khu dân cư phải cao hơn
  • 6 tháng đầu năm, VBI ghi nhận tăng trưởng kinh doanh tích cực
  • Cạnh tranh nóng với Neuralink của Elon Musk

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.