• Vietnamleads
  • Liên hệ
29/06/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Số hóa

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

29/06/2025
0 0
A A
0
Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

tìm kiếm - Ảnh 1.

Vì sao thanh tìm kiếm của Google lại ‘hiểu ý’ người dùng đến vậy?

Tìm kiếm bằng Google đã trở thành một phản xạ hằng ngày với hàng tỉ người. Nhưng điều kỳ lạ là càng về sau, người ta càng ít cần gõ đủ cụm từ mình nghĩ đến. Chỉ một vài ký tự đầu tiên, Google đã đề xuất những kết quả khiến người dùng sửng sốt vì quá chính xác. 

Điều gì đã xảy ra phía sau thanh tìm kiếm đơn giản đó?

Google đoán từ khóa như thế nào?

Từ năm 2004, Google đưa vào tính năng hoàn tất tự động, đưa ra gợi ý dựa trên những cụm từ mà hàng triệu người từng nhập. Khi bạn gõ vài chữ đầu như ‘cách làm’ hoặc ‘cách nấu’, hệ thống sẽ hiện những kết quả phổ biến nhất có liên quan.

Tuy nhiên, những gợi ý này không giống nhau với mọi người. Google còn tính đến vị trí bạn đang ở, thiết bị bạn dùng, thời điểm trong ngày và ngôn ngữ hiển thị. 

Ví dụ, khi bạn tìm ‘thời tiết’, kết quả có thể là ‘thời tiết Hà Nội’ nếu bạn ở miền Bắc, hoặc ‘thời tiết Sài Gòn’ nếu bạn ở phía Nam. Cùng là từ ‘bóng đá’, nhưng nếu bạn tìm vào tối thứ bảy, kết quả có thể ưu tiên những trận đấu đang diễn ra.

Ngoài ra, nếu bạn đăng nhập tài khoản, hệ thống sẽ dựa vào lịch sử tìm kiếm để cá nhân hóa gợi ý. Người hay tìm món chay sẽ thấy các kết quả khác với người thường tra món nướng, dù cùng bắt đầu bằng cụm ‘cách nấu’.

Bộ não phía sau thanh tìm kiếm

Phía sau mỗi gợi ý là một hệ thống phân tích cực kỳ phức tạp. Mỗi ngày, Google xử lý hàng tỉ truy vấn và liên tục học từ thói quen người dùng để đưa ra gợi ý sát nhu cầu nhất.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, vào năm 2015, Google triển khai sử dụng một hệ thống trí tuệ nhân tạo tên RankBrain. Công nghệ này giúp phân tích ngữ cảnh và mối liên hệ giữa các từ trong câu, thay vì chỉ nhìn từng từ đơn lẻ. 

Sau đó, Google tiếp tục phát triển thêm hai công nghệ mới là BERT và MUM, giúp khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên ngày càng tốt hơn.

Nói một cách dễ hiểu, BERT giúp Google hiểu câu hỏi theo cách con người thường nói, kể cả khi diễn đạt không rõ ràng hoặc thiếu chính xác. Còn MUM là bước tiến hiện đại hơn, cho phép hệ thống hiểu không chỉ văn bản, mà cả hình ảnh, âm thanh và nhiều ngôn ngữ khác nhau. 

Nhờ đó, Google có thể xử lý các câu hỏi phức tạp theo nhiều góc độ, thay vì chỉ đối chiếu từ khóa.

Không chỉ hiểu tốt hơn, Google còn phản ứng theo thời gian thực. Nếu bạn tìm ‘chung kết bóng đá’, hệ thống sẽ ưu tiên trận đấu đang diễn ra thay vì kết quả từ năm ngoái. Khi có thiên tai, sự kiện nóng hoặc xu hướng xã hội, kết quả tìm kiếm cũng được cập nhật tức thì để phù hợp với tình hình thực tế.

Khi Google hiểu quá rõ: tiện lợi hay đáng lo?

Việc Google đoán đúng điều bạn định tìm mang lại sự tiện lợi lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và thao tác, đặc biệt khi đang cần tra cứu gấp.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, Google cần thu thập nhiều thông tin cá nhân: bạn đang ở đâu, từng tìm gì, dùng thiết bị gì. Điều này khiến không ít người lo ngại về quyền riêng tư khi mọi hành vi đều có thể bị theo dõi.

Thực tế, Google có cung cấp các công cụ để người dùng kiểm soát dữ liệu: từ việc tắt lịch sử tìm kiếm, giới hạn cá nhân hóa, cho đến xóa toàn bộ thông tin đã lưu. 

Dù công nghệ tìm kiếm ngày càng thông minh, bạn vẫn nên chủ động tìm hiểu cách kiểm soát dữ liệu cá nhân để dùng dịch vụ một cách an toàn và thoải mái hơn.



Đọc tiếp



Về trang Chủ đề

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng

Bài viết sau

Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 51-52% trong năm 2025

Bài viết liên quan

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?
Số hóa

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

29/06/2025
0
AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị
Số hóa

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: ‘Đôi mắt’ cho người khiếm thị

28/06/2025
0
AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học
Số hóa

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

28/06/2025
0
Bài viết sau

Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 51-52% trong năm 2025

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • How elevator advertising boosts customer trust
  • Đến năm 2030, 100% thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ sẽ được cung cấp trực tuyến toàn trình
  • Maia Resort Ho Tram – điểm đến mới của thủ phủ du lịch Hồ Tràm
  • Bài học từ “ông trùm cà phê”
  • Bắt đầu từ số vốn 25.000 USD, 10 năm sau phục vụ hơn 35 triệu khách hàng, tạo 13 triệu cơ hội việc làm

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.