• Vietnamleads
  • Liên hệ
06/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Hạ tầng

Cơ hội nào cho doanh nghiệp xây dựng “bứt phá” trong năm 2022?

16/02/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Giới chuyên gia dự báo nhóm doanh nghiệp xây dựng sẽ tăng tốc trở lại nhờ loạt yếu tố tích cực tác động trong năm 2022 sau thời gian kìm nén quá lâu do giãn cách kéo dài.

Theo Báo cáo chiến lược triển vọng ngành xây dựng năm 2022 của VNDirect, trong các gói kích thích kinh tế sắp tới, Chính phủ đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công vào năm 2022 nhằm bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác. Dự kiến sẽ có 526 ngàn tỷ đồng giành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2022 (tăng 10% so với kế hoạch đầu tư công năm 2021).

VNDirect dự báo giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 15-25% so với giải ngân thực tế năm 2021 nhờ 4 yếu tố chính. Thứ nhất, nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới. Thứ hai, giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm 2022. Thứ ba, thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp, chỉ đạt 85-95% kế hoạch cả năm. Cuối cùng, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm 2022.

Chính phủ cũng cho biết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng lớn trong năm 2022 như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc-Nam…

Điều này kỳ vọng việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng trong năm 2022.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta, đầu tư công sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp tham gia vào các dự án và tác động gián tiếp là tạo “cú hích” đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, tác động tích cực vào thị trường bất động sản là nhu cầu thật, không phải nhu cầu theo kiểu đầu cơ, lướt sóng. Như vậy, đối với nhóm ngành xây dựng hưởng lợi trực tiếp từ đầu tư công ở các dự án như Long Thành, Đồng Nai, Vũng Tàu, cao tốc Bắc Nam sẽ được hưởng lợi. Thanh khoản các dự án bất động sản tại các vị trí này sẽ sôi động trở lại.

Dù vậy, có một chút rào cản là nguồn vốn tín dụng chảy vào bất động sản, hiện nay Ngân hàng đang có hoạt động siết chặt dòng vốn tín dụng, đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực bất động sản. Khi không có dòng vốn tín dụng này các dự án bất động sản có thể trì hoãn dẫn đến các doanh nghiệp xây dựng với quy mô nhỏ lệ thuộc vào các dự án tại địa phương sẽ khá là khó khăn.

Tuy nhiên, về cơ bản, sau đại dịch Covid-19, việc đẩy mạnh “cú hích” đầu tư công sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hưởng lợi nhưng chỉ tập trung ở các “ông to”, còn nhóm doanh nghiệp yếu lợi thế tài chính sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Còn theo ông Trần Đức Anh – Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho biết: “Bế tắc của đầu tư công không nằm ở chỗ vốn. Trong những năm trở lại đây, có tình trạng giải ngân không hết vốn đầu tư công. Những điểm tắc ngẽn của đầu tư công cần khắc phục liên quan đến cơ chế thủ tục hành chính, định giá, giải phóng mặt bằng… Chúng ta cần phải có những biện pháp khơi thông bế tắc này thì nguồn vốn mới được trơn chu. Nếu không thì dù có kế hoạch nhưng không giải ngân được thì kế hoạch cũng bằng thừa.”

Ngoài ra, cũng theo ông Đức Anh, hưởng lợi từ yếu tố đầu tư công chỉ có những doanh nghiệp chuyên thực hiện các dự án. Có rất nhiều doanh nghiệp trên sàn chuyên về xây dựng nhưng không liên quan đến đầu tư công cũng tăng giá theo xu hướng chung của thị trường thì đó lại là yếu tố không hợp lý lắm. Do đó, đầu tư vào các doanh nghiệp này lại tương đối rủi ro.

Nói chung, ở thời điểm hiện tại, kỳ vọng ở nhóm doanh nghiệp xây dựng liên quan đến đầu tư công tương đối cao. Tuy nhiên, cần phải quan sát, chờ đợi thêm các thông tin cụ thể.

Còn theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu – Trưởng phòng Phân tích CTCK KIS: “Hiện tại, những chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ chưa rõ ràng bởi vì Bộ kế hoạch đầu tư vẫn đang lấy ý kiến của một số bên để hoàn thiện kế hoạch trước khi trình Quốc hội. Tuy nhiên, trong kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng là một gói rất lớn, về cơ bản những công ty trong ngành xây dựng là đơn vị được hưởng lợi chính, đặc biệt ở nhóm xây dựng hạ tầng, công trình, dự án BOT”.

Đại diện doanh nghiệp, ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch HĐQT CTCP FECON (HOSE: FCN) chia sẻ tại Talkshow Cổ phiếu ngành xây dựng: Tạo nền, xây móng đón sóng đầu tư công: “Đại dịch ảnh hưởng lớn đến các dự án hạ tầng và triển khai vốn đầu tư công. Năm 2022, các doanh nghiệp xây dựng sẽ có thêm nhiều cơ hội để triển khai công việc. Năm 2021 có rất ít gói thầu được triển khai thi công và khi triển khai lại gặp nhiều khó khăn như dịch Covid-19 và một số khó khăn liên quan công tác vận chuyển, giá nguyên vật liệu tăng không đủ chi phí thực hiện. Tôi hy vọng năm 2022 và 2023 sẽ có những khởi sắc mới trong ngành xây dựng”.

Cũng theo ông Khoa, doanh nghiệp xây dựng cần 3 yếu tố quan trọng để hưởng lợi từ làn sóng FDI và đầu tư công.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần sẵn sàng nguồn lực để đón nhận các cơ hội, dự án đến và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí dự án.

Thứ hai, doanh nghiệp cần chuẩn bị công nghệ phù hợp với các yêu cầu của dự án mới (thiết kế, thi công, quản trị dự án).

Thứ ba là năng lực quản trị dự án nói chung. Thực tế Việt Nam có vài ngàn doanh nghiệp nhưng không phải dn nào cũng có năng lực quản trị dự án như công nghệ của quốc tế. Các dự án lớn cần năng lực quản trị theo công nghệ quốc tế, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hoàn toàn có thể làm ngang tầm với các nhà thầu lớn đến từ Nhật Bản hay các nước Châu Âu, Mỹ… Chỉ như vậy, các đơn vị mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư công có tầm ảnh hưởng quốc gia.

“Khó khăn lớn nhất là thiếu lao động phục vụ cho công việc hiện tại, dịch bệnh khiến xu hướng người lao động về quê rất nhiều chưa quay lại Thành phố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lực lượng lao động của doanh nghiệp”, ông Trần Trương Mạnh Hiếu chia sẻ.

Việc thiếu lao động trong ngắn hạn không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp xây dựng, nhưng trong dài hạn theo ông Hiếu sẽ ảnh hưởng dẫn đến thiếu một số công trình. Chẳng hạn như ngành xây dựng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc ký hợp đồng. Tại thời điểm này, dự án bất động sản dường như không triển khai và nếu triển khai thì cũng rất ít, những doanh nghiệp xây dựng sẽ không có những hợp đồng gối đầu cho năm sau, khi khối lượng công việc hiện tại đã hết thì họ sẽ không có dự án nào.

“Nhóm ngành xây dựng nói chung bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều dự án bị đình trệ, không thể triển khai được trong quý 3 do giãn cách kéo dài. Thời điểm hiện tại mặc dù các quy định giãn cách đã được gỡ bỏ, tuy nhiên, các ca nhiễm mới liên tục gia tăng. Kịch bản rủi ro đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng là nếu dịch bùng phát trở lại khiến chúng ta phải tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhóm doanh nghiệp này. Ngoài ra, thêm một vướng mắc cần tháo gỡ đề hỗ trợ các doanh nghiệp là khơi thông giải phóng mặt bằng”, ông Trần Đức Anh cho hay.

Về phía Chủ tịch Fecon, theo ông, với 1 doanh nghiệp xây dựng, chu kỳ công việc rất dài không như các doanh nghiệp thương mại. Nếu có điều chỉnh sẽ điều chỉnh trong hàng quý.

“Tôi dự đoán quý 1 và quý 2/2022 sẽ tăng dần nhu cầu xây dựng và vật liệu xây dựng nhưng không có nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu nhiều nhưng 2 quý cuối năm 2022 lại có nguy cơ cao tăng giá như đã xảy ra trong năm 2021. Tuy nhiên, gần đây một số phát biểu của các thành viên Chính phủ đã lường trước điều này và tôi tin Chính phủ và các bộ ngành liên quan sẽ điều hành được việc này để tránh lạm phát quá lớn xảy ra như năm 2010-2011, đặc biệt liên quan đến vật liệu xây dựng.

Bản thân các doanh nghiệp xây dựng như chúng tôi cũng tìm những giải pháp để quản lý chi phí của mình. Thứ nhất, khi đàm phán các hợp đồng với các nhà đầu tư phải có các điều khoản liên quan đến điều chỉnh giá nếu giá nguyên vật liệu chính dao động quá 10%. Thứ hai, khi ký hợp đồng, chúng tôi đều yêu cầu các chủ đầu tư ứng vốn nhiều hơn so với thông thường để có thể dự trữ vật liệu cho đủ cả năm”, Chủ tịch Fecon chia sẻ thêm.

Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư công, ông Trần Trương Mạnh Hiếu cho biết, còn một yếu tố khác cũng tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp xây dựng, tập trung chủ yếu đến câu chuyện liên quan đến những gói kích thích kinh tế.

Những gói thích kích này tập trung chủ yếu vào việc cho vay tín dụng đối với những người dân mua nhà sẽ làm tăng lượng cầu bất động sản, tăng nhu cầu các dự án bán ra và thúc đẩy nhóm doanh nghiệp xây dựng.

Ở đây xây dựng được chia làm 2 là xây dựng công trình và xây dựng dân dụng. Đối với xây dựng công trình sẽ có câu chuyện riêng liên quan đến xây dựng hạ tầng, có nhiều câu chuyện hơn và có nhiều khả năng tốt hơn so với nhóm xây dựng dân dụng. Một yếu tố nữa ở thời điểm này là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của đại bộ phận người dân khiến nhu cầu mua nhà, xây dựng, tu sửa nhà cửa giảm đi rất nhiều so với trước đây nên doanh nghiệp liên quan đến xây dựng dân dụng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Ở thời điểm hiện tại, những doanh nghiệp này còn những hợp đồng được ký kết trước đây vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những hợp đồng đăng ký mới sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu không có bất kỳ gói kích thích nào tập trung vào việc hỗ trợ cho người dân mua nhà thì nhóm xây dựng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Còn theo ông Trần Đức Anh: “Giá nguyên vật liệu tăng rất mạnh trong quý 3/2021 ảnh hưởng đến doanh nghiệp xây dựng. Trong thời gian gần đây, giá nguyên vật liệu đã hạ nhiệt. Xu hướng giảm nếu tiếp diễn thì sẽ tiếp tục hỗ trợ tốt giúp biên lợi nhuận của các đơn vị được cải thiện”.

Cùng lập trường, ông Nguyễn Thế Minh chia sẻ, giá nguyên vật liệu như giá thép đã hạ nhiệt thời gian gần đây, tuy nhiên, việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ có thể thúc đẩy giá nguyên vật liệu tăng trở lại trong nội địa, nhưng ít nhất nó đã qua giai đoạn tăng nóng. Điều này sẽ tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp xây dựng trong năm 2022 giúp biên lợi nhuận khả quan trở lại.

 

Nguồn: fili.vn
Từ khoá: hạ tầng
Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Ví tiền điện tử mạng Ethereum

Bài viết sau

Chứng khoán 16/2: Nhóm Bất động sản đang tranh thủ tối đa đáo hạn phái sinh để hút tiền

Bài viết liên quan

Hạ tầng

Khởi nguồn phong cách sống vươn tầm

05/07/2025
0
Hạ tầng

A1 K-Park Avenue – Tòa tháp đắt giá giữa trung tâm Thanh Hoá

05/07/2025
0
Hạ tầng

Người dân TPHCM tại các khu vực này xây nhà không cần xin giấy phép

05/07/2025
0
Bài viết sau

Chứng khoán 16/2: Nhóm Bất động sản đang tranh thủ tối đa đáo hạn phái sinh để hút tiền

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • EVNHANOI lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao
  • Hết thời ‘nóng’ lãi suất tiết kiệm, dòng tiền đang đổ vào đâu?
  • Giá USD hôm nay 2/7: Giảm không ngừng
  • Dollar gains against dong on black market
  • Trung tâm Dữ liệu quốc gia thành lập 2 đơn vị chiến lược mới

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.