Mô hình được bố trí với 3 nghiệm thức:
– Nghiệm thức 1 (đối chứng): Sạ lan 150kg/ha, bón phân theo tập quán nông dân (đợt 1: 120kg/ha Urê, đợt 2: 80kg/ha Urê và 80kg/ha DAP, đợt đón đòng: 140kg/ha NPK 20-20-15, đợt nuôi hạt: 40kg/ha NPK 20-20-15);
– Nghiệm thức 2: Sạ cụm 60kg/ha, bón phân chuyên dùng Đầu Trâu Tăng Trưởng và Đầu Trâu Chắc Hạt (đợt 1: 150kg Đầu Trâu Tăng Trưởng, đợt 2: 150kg/ha Đầu Trâu Tăng Trưởng, đợt đón đòng: 150kg/ha Đầu Trâu Chắc Hạt)
– Nghiệm thức 3: Sạ cụm 60kg/ha, bón vùi 210kg/ha phân Đầu Trâu Tăng Trưởng (giảm 30% so với lượng phân bón ở nghiệm thức 2), bón thúc đón đòng 150kg/ha Đầu Trâu Chắc Hạt.
Sau khi tham quan thực tế ngoài đồng ruộng, nông dân đều tâm đắc và đánh giá cao mô hình này, nhận thấy đây là mô hình mới với phương pháp sạ cụm cũng như phương pháp vùi phân ngay khi sạ cụm như thế giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa sớm và kịp thời nên lúa nảy chồi mạnh, lúa cứng cây hạn chế đổ ngã, gia tăng chồi hữu hiệu và đảm bảo đạt năng suất.
Kỹ sư Hồ Thị Thúy Khoa, là cán bộ Khuyến nông địa phương trực tiếp thực hiện và theo dõi mô hình có nhận xét như sau: “Nghiệm thức sạ cụm kết hợp bón vùi phân Đầu Trâu cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, rễ lúa có khuynh hướng ăn sâu để tìm phân vùi trong đất nên lúa cứng cây, nhẹ sâu bệnh. Với việc sử dụng cơ giới hóa bằng máy sạ cụm 3 trong 1 nên ở nghiệm thức sạ cụm vùi phân có chi phí sản xuất thấp nhất nhờ giảm tối đa lượng giống, phân bón và công lao động, kết quả qua gặt mẫu thì năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng (lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 2 – 3,4 triệu đồng/ha)”.
ThS. Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: “Việc vùi phân vào trong đất sẽ giảm thất thoát phân, đặc biệt là phân đạm do bốc hơi hoặc trôi theo dòng nước nếu gặp mưa lớn ngay sau khi bón phân, kích thích rễ lúa ăn sâu, giúp hạn chế lúa đổ, ngã, đồng thời tăng khả năng chịu hạn cho ruộng lúa nếu gặp hạn cuối vụ đông xuân, tiết kiệm được chi phí công lao động do giảm số lần bón phân (1 -2 lần/vụ)”. Sản phẩm chuyên dùng Đầu Trâu Tăng Trưởng và Đầu Trâu Chắc Hạt được sản xuất bằng công nghệ tạo hạt mới, mỗi viên phân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng, kích thích cây lúa nở nhảy chồi sớm giai đoạn mạ. Hơn nữa, nhờ kích cỡ hạt đồng đều nên rất phù hợp để bón bằng các thiết bị bón phân mới hiện nay như máy phun hạt, drone hay thiết bị vùi phân.
Qua khảo nghiệm thực tế ngoài đồng ruộng và những ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học cùng bà con nông dân trong buổi hội thảo cho thấy mô hình “Sạ lúa theo cụm kết hợp bón vùi phân bón Đầu Trâu” giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, góp phần vào đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa từ khâu làm đất, xuống giống đến khâu thu hoạch, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững (nông nghiệp 4.0). Đây là kỹ thuật sản xuất mới có hiệu quả, cần được khuyến cáo nhân rộng.