Điều quan trọng là lựa chọn cẩn thận khóa học và nguồn thông tin để đảm bảo rằng người học nhận được kiến thức đáng tin cậy và có giá trị thực tế. Lạm phát truyền thông đã tạo ra sự phổ biến của nghề dạy làm phim bằng điện thoại đầy rẫy, có lẽ vì những “khoá học ngắn hạn” này giúp mọi người dễ dàng tiếp cận, chia sẻ kiến thức về sản xuất phim, cũng như tạo được nguồn học viên lớn bởi vì tính cơ cộng dễ kiếm tiền mà không quá mất thời gian như những khóa học chuyên biệt khác.
Trong thực tế, đây vốn là mối nguy hại về việc những người không đủ hoặc chưa kinh nghiệm chuyên môn trong việc quay-dựng điện thoại mà đã nhanh chóng muốn “hái ra tiền” dù thực chất họ chỉ là dạng “tay mơ” hoặc không thực sự chuyên sâu với món nghề đặc thù này. Chỉ cần là hot tiktoker, youtuber hoặc một KOL có chút tiếng tăm thì cũng có thể đăng tải “dịch vụ dạy quay phim bằng điện thoại” hoặc “khoá dạy làm video bằng điện thoại chuyên nghiệp”
Các khoá học quay dựng video trên điện thoại mọc lên như nấm sau mưa.
Việc lạm phát này khả năng dẫn đến việc nhiều người tự học mà không có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết chuyên sâu, gây ra các vấn đề về chất lượng, cách xử lý tình huống, thủ thuật, kỹ thuật bài bản trong việc sản xuất sản phẩm hình ảnh. Điều quan trọng là cần cân nhắc giữa tiếp cận dễ dàng và sự đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát triển sự nghiệp hiệu quả.
Liên hệ với đạo diễn Phạm Vĩnh Khương, người tiên phong trong lĩnh vực hợp thức hóa nghề làm phim bằng thiết bị điện thoại thông minh chia sẻ: “Tôi thường lên tiếng về những video Youtube, tiktok… nối gót nhau sản xuất hàng loạt dạng video về mang chủ đề dạy hoặc hướng dẫn quay phim chuyên nghiệp bằng điện thoại, mà khi tham khảo cách họ truyền đạt, rõ ràng hầu hết các nguồn kiến thức từ họ đều bị chắp vá, sao chép bắt chước nhau, ngôn từ cảm tính, không đủ sức thuyết phục và thiết thực để có thể giúp người xem, học viên áp dụng cách hiệu quả nhất. Đa phần họ cố tình chạy theo các chủ đề thịnh hành, xu hướng thời đại để kiếm tiền từ view, brand, các khóa học online ngắn hạn. Mà đã online lại còn ngắn hạn thì cách gì hô biến học viên trở nên chuyên nghiệp theo đúng nghĩa?
Họ quên mất điều này, bản thân đôi khi cũng là nhân tố có sức ảnh hưởng nhất định, khi chúng ta viết lách hoặc phát ngôn trên các diễn đàn, kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, cần có trách nhiệm hơn về lời nói của mình nếu xác định quảng bá, giảng dạy hoặc hướng dẫn một điều gì đó. Nó hoàn toàn có thể gây tác động tiêu cực đến các lớp về sau. Mở khoá học đơn giản, chiêu mộ học viên đơn giản, tiếp đến giáo trình cũng không cần gì phức tạp, nhưng đã gọi là khoá học chuyên nghiệp thì cần phải nắm rõ khái niệm về tính chuyên nghiệp thực thụ thông qua giáo trình, kỹ năng, kỹ thuật chuyên ngành, kỹ năng truyền đạt thực tế, chứ không thể tự thổi phồng thứ mình vốn dĩ không chuyên”.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương dùng điện thoại để thực hiện dự án tại VinPearl Land Phú Quốc.
Hiện nay, ngày lớp học, trung tâm tự phát mọc lên như nấm, từ tổ chức đến cá nhân ai cũng muốn làm “thầy”. Để ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này, cần phải có các biện pháp như:
* Kiểm soát chất lượng: Thiết lập các tiêu chuẩn và kiểm định chất lượng cho các khóa học trực tuyến để đảm bảo rằng chỉ những nội dung có giá trị và chất lượng cao được chấp nhận.
* Phản hồi của cộng đồng: Khuyến khích cộng đồng người học phản hồi về các khóa học và giáo viên. Điều này có thể giúp lọc bỏ các nội dung không chất lượng và báo cáo trường hợp lạm dụng.
* Quản lý nội dung: Cung cấp các công cụ quản lý nội dung cho các nền tảng mạng xã hội để kiểm soát và giám sát chặt chẽ nội dung được chia sẻ, đặc biệt là khi liên quan đến việc giả mạo chuyên gia.
* Chính sách và quy định rõ ràng: Thiết lập và thực thi chính sách và quy định nghiêm túc về việc quảng cáo và cung cấp các khóa học trực tuyến, giúp giảm thiểu rủi ro lạm dụng.
* Giáo dục và tư vấn: Tăng cường giáo dục cộng đồng về cách phân biệt giữa nội dung giáo dục chất lượng và các thông tin không đáng tin cậy.
* Hợp tác với ngành công nghiệp: Cộng tác với các tổ chức, cộng đồng hoặc cá nhân chuyên nghiệp, và liên kết với nền tảng mạng xã hội với các trang, thông tin chính thống, uy tín tay nghề lâu năm để xây dựng môi trường trực tuyến tích cực và đáng tin cậy.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương dạy kỹ thuật Handheld bằng điện thoại.
Chung quy, tình trạng lạm phát trong các khoá học được rao “dạy làm phim chuyên nghiệp bằng điện thoại” là điều không thể chối cãi, sự phổ biến nhanh chóng này dễ dàng dẫn đến sự giả mạo, chất lượng không đồng đều, kèm theo đó là sự ảo tưởng nghề nghiệp, khiến xã hội ngày một nhiễu loạn bởi đâu đâu cũng lắm “ông thầy bà cô bong bóng” Tuy khó giải quyết triệt để vấn đề này, nhưng phía các nhà chức trách vẫn cần chú ý đến biện pháp quản lý chất lượng tổ chức, đặt ra kiến nghị về việc kiểm soát chặt chẽ nội dung mang tính chất dịch vụ từ cá nhân, hay tổ chức đăng tải, phát tán công khai trên tất cả nền tảng cộng đồng, tăng cường giáo dục để khuyến khích sự tiến triển chất lượng thực hữu trong lĩnh vực mới mẻ này.