• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Thứ Hai, Tháng Một 30, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Đầu tư

Triển vọng tích cực của dòng vốn ngoại vào logistics

Nhà đầu tư nước ngoài tăng cường rót vốn vào thị trường logistics Việt Nam để nắm bắt các cơ hội phát triển sau đại dịch.

15/02/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
3
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter
Lĩnh vực logistics của Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp các rào cản do các quy định pháp luật
Lĩnh vực hấp dẫn

Ông Filippo Bortoletti, Giám đốc cấp cao Bộ phận Kinh doanh quốc tế tại Công ty Tư vấn đầu tư đa quốc gia Dezan Shira & Associates cho rằng, lĩnh vực logistics của Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp các rào cản do các quy định pháp luật. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với các kho bãi truyền thống, thiếu cơ sở hạ tầng, công nghệ và vốn.

“Khách hàng thực sự có thể trải nghiệm sự khác biệt lớn về chất lượng và tính chuyên nghiệp giữa các công ty logistics. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo được doanh thu nhiều hơn tại thị trường Việt Nam do họ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty trong nước. Do nhiều công ty ngừng kinh doanh trong đại dịch cũng như vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực logistics sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn, với nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Bortoletti nói.

Theo Bộ Công thương, cả nước có hơn 4.000 công ty logistics đang hoạt động. Thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, hơn 2.500 công ty logistics phải tạm ngừng hoạt động do hạn chế hoạt động và giãn cách, hơn 570 công ty ngừng hoạt động hoàn toàn. Những con số như vậy tương phản với mức tăng trưởng hai con số của nhiều công ty logistics trong năm ngoái.

Xem thêm  Cà Mau triển khai nhanh các dự án giao thông trọng điểm

Bên cạnh đó, thói quen của khách hàng cũng đang thay đổi và dịch chuyển sang logistics thương mại điện tử. Theo ông Bortoletti, sự gia tăng mạnh về số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử dự kiến tiếp tục diễn ra trong những năm tới, làm tăng nhu cầu về dịch vụ kho bãi và giao hàng.

Triển vọng tích cực

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực rót vốn vào thị trường Việt Nam. Mới đây, GLP chính thức công bố việc thành lập GLP Vietnam Development Partners I (GLP VDP I) với tổng giá trị đầu tư 1,1 tỷ USD. Quỹ nhận được cam kết từ một nhóm nhà đầu tư đa dạng đến từ các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư quốc gia và các công ty bảo hiểm đến từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông.

Ông Craig A. Duffy, Giám đốc điều hành Bộ phận Quản lý Quỹ cho biết: “Dòng tiền đầu tư đến từ các tập đoàn chuyên nghiệp vào phân khúc logistics tại châu Á – Thái Bình Dương là rất mạnh mẽ và đặc biệt tại Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam được xem là một trong những thị trường hấp dẫn nhất nhờ vào dân số năng động, nền kinh tế đang ngày càng phát triển và sự gia tăng tiêu dùng nội địa của tầng lớp trung lưu”.

Tương tự, Tập đoàn WHA Corporation PCL (Thái Lan) đã công bố kế hoạch về nguồn thu mới bằng cách đầu tư 50 tỷ baht (1,51 tỷ USD) trong 5 năm tới. Trong đó, bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, một phần khoản đầu tư này sẽ được dùng để mở rộng tại Việt Nam. Cụ thể, WHA có kế hoạch mở rộng 352 ha một khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An vào quý đầu tiên của năm 2022. Tập đoàn kỳ vọng doanh số ở Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng 46% trong năm nay.

Xem thêm  Hồ Chí Minh: Tuyến Metro số 2 tiếp tục lùi thời gian hoàn thành tới 2030

Theo ông Bortoletti, các công ty nước ngoài trong lĩnh vực logistics vẫn có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, với công nghệ và quy trình hiệu quả, chất lượng dịch vụ tốt, mạnh về nguồn nhân lực và công nghệ. Ông cho biết: “Các công ty nước ngoài sẵn sàng khai thác dịch vụ logistics trong nước để nhanh chóng thâm nhập thị trường và thu được lợi tức đầu tư tích cực”.

Trong một báo cáo gần đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khuyên Việt Nam nên tự do hóa lĩnh vực logistics vì các rào cản gia nhập đối với đầu tư nước ngoài là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty logistics trong nước, dẫn đến chi phí logistics cao hơn. OECD đã kêu gọi Việt Nam dần dần nới lỏng các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) theo hướng cho phép sỡ hữu đến 100% cổ phần nước ngoài trong trung và dài hạn.

Ông Bortoletti chỉ ra rằng, cơ hội chính cho các công ty nước ngoài khi thâm nhập thị trường logistics của Việt Nam đến từ chính cấu trúc của ngành. Với hầu hết các công ty nhỏ và chi phí logistics cao, các công ty nước ngoài có thể thâm nhập thị trường nhanh chóng bằng cách tận dụng các công nghệ vượt trội và quy trình hiệu quả.

“Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ gặp một số thách thức. Cụ thể, doanh nghiệp FDI không thể nắm giữ hơn 51% cổ phần trong một doanh nghiệp logistics địa phương và cũng có một số yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng được sử dụng như kho bãi và phương tiện”, ông Bortoletti chia sẻ.

Xem thêm  Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà thầu thi công tuyến đường ven biển Bình Định

Triển vọng phát triển của ngành trong năm 2022

1. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo đà mạnh mẽ cho ngành dịch vụ logistics phát triển dựa trên các yếu tố: kinh tế thế giới và Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chính sách kích thích tăng trưởng; Nghị quyết 128/NQ-CP về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm sóat hiệu quả dịch Covid-19” đang là động lực cho kinh tế khôi phục và phát triển bền vững.

2. Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tận dụng 15 FTA đang thực hiện, nhất là CPTTP, EVFTA và RCEP, thúc đẩy sự tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức cao cùng với dòng vốn đầu tư FDI khôi phục ngoạn mục. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế.

3. Hoạt động chuyển đổi số đang tiến triển mạnh mẽ. Việt Nam là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á. Qua đó tạo điều kiện cho e-logistics phát triển.

4. Logistics “xanh” sẽ dẫn dắt sự chuyển đổi của các chuỗi cung ứng. Những ưu tiên trong lĩnh vực logistics sẽ được cụ thể hóa bởi sử dụng xe điện và năng lượng mặt trời, bao bì sinh học tự phân hủy, nhà kho thân thiện với môi trường và giảm thiểu phát thải carbon. Quy hoạch chuỗi cung ứng thông minh thân thiện với môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng.

Nguồn: Đầu tư
Từ khoá: đầu tư
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Khám phá top 5 phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt nhất

Bài viết sau

Ngân hàng số – “cú twist” đầy tiềm năng của ngân hàng Việt

Bài viết liên quan

Đầu tư

Nhà máy lọc hóa dầu đang chờ cơ chế

10/01/2023
1
Đầu tư

Đà Nẵng sắp đấu giá cho thuê 3 khu đất lớn 

10/01/2023
0
Đầu tư

TP. HCM có 46 ha đất “sạch” nằm rải rác để thu hút đầu tư

10/01/2023
0
Bài viết sau

Ngân hàng số - “cú twist” đầy tiềm năng của ngân hàng Việt

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Bình Dương​ dự kiến thu hồi hơn 164 ha đất trong năm 2023

10/01/2023

Nhà máy lọc hóa dầu đang chờ cơ chế

10/01/2023

Đà Nẵng sắp đấu giá cho thuê 3 khu đất lớn 

10/01/2023

TP. HCM có 46 ha đất “sạch” nằm rải rác để thu hút đầu tư

10/01/2023

Cần hơn 21,000 tỷ để vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia

10/01/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • CEO May 10: “Dịch bệnh là áp lực rất lớn buộc chúng tôi thay đổi”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

ADB (2) Agribank (2) ASEAN (2) ATM (3) BIDV (3) bán lẻ (2) Bất động sản (3) chuyển đổi số (34) Chứng khoán (3) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (5) doanh nghiệp (92) Dự án (2) FDI (3) giải pháp (2) HDBank (2) Hose (2) hạ tầng (47) hạ tầng giao thông (2) kinh tế (3) logistics (3) metaverse (30) Mobifone (2) mã Pin (2) ngân hàng (4) NHNN (3) OCB (2) quy định (2) SJC (2) Techcombank (2) thị trường (62) thực phẩm (2) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (105) USD (2) Vietnamleads (23) VN-Index (5) VNPT (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (108)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu? Đăng ký

Tạo Tài khoản mới!

Đăng ký với Facebook
Đăng ký với Google
Hoặc

Vui lòng nhập thông tin bên dưới để đăng ký

Tất cả thông tin đều bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập