Tây Ninh xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp và du lịch của Đông Nam Bộ và cả nước, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống. Đến năm 2050, tỉnh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.
Để triển khai mục tiêu trên, tỉnh đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng, hiện thực hóa chiến lược phát triển nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
Bên cạnh những thành công trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tây Ninh đã nỗ lực không ngừng trong công tác giảm nghèo bền vững.
Công tác giảm nghèo được triển khai thông qua 191 dự án, mô hình sinh kế
Tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các dự án thành phần như hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đồng thời nâng cao chất lượng nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Đặc biệt, tỉnh luôn chú trọng thực hiện chính sách ưu tiên đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và bảo đảm công bằng xã hội. Công tác rà soát, cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều mới cũng được thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng, minh bạch và kịp thời.

Công tác giảm nghèo được triển khai thông qua 191 dự án, mô hình sinh kế, giúp hơn 1.587 hộ thoát nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm còn 0,65%.
Kinh tế hợp tác phát triển mạnh với 132 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, tăng 42 HTX so với đầu nhiệm kỳ. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 960 triệu đồng/năm, 70% hoạt động hiệu quả. Nhiều mô hình hội quán nông dân, như hội quán sầu riêng Bàu Đồn và mãng cầu Tây Ninh, giúp kết nối nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, lan toả tri thức sản xuất.
Kết quả, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh hiện chỉ còn 1.473 hộ (trong đó, có 335 hộ nghèo và 1.138 hộ cận nghèo), chiếm 0,45%. So với đầu giai đoạn, toàn tỉnh đã giảm được 4.368 hộ (gồm 1.740 hộ nghèo và 2.628 hộ cận nghèo), giảm tỷ lệ tương ứng 1,38%. Điều này có nghĩa quy mô số hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều đã giảm gần 75%.
Công tác giảm nghèo được triển khai thông qua 191 dự án, mô hình sinh kế, giúp hơn 1.587 hộ thoát nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm còn 0,65%.

Kinh tế hợp tác phát triển mạnh với 132 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, tăng 42 HTX so với đầu nhiệm kỳ. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 960 triệu đồng/năm, 70% hoạt động hiệu quả. Nhiều mô hình hội quán nông dân, như hội quán sầu riêng Bàu Đồn và mãng cầu Tây Ninh, giúp kết nối nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, lan toả tri thức sản xuất.
Môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng
Tây Ninh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong định hướng thu hút đầu tư, tỉnh cũng ưu tiên những dự án có hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao…
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đều nhất quán quan điểm “không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế”.

Với quyết tâm tiếp tục cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh, các cấp chính quyền tích cực tuyên truyền doanh nghiệp thúc đẩy “thực hành xanh” trong sản xuất kinh doanh từ những việc nhỏ như: “số hoá công việc giấy tờ để giảm sử dụng giấy”, “sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng”, “giảm tiêu thụ và sử dụng hiệu quả năng lượng trong các hoạt động của doanh nghiệp”, “lắp đặt trạm quan trắc chất lượng không khí”, “sử dụng năng lượng tái tạo”, “giảm thiểu sử dụng nhựa trong quá trình sản xuất và đóng gói”…
Theo Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, sự nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao chỉ số PGI mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống và làm việc bền vững cho cộng đồng.
Tây Ninh cũng tập trung phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, qua đó tối ưu hoá nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Kinh tế tuần hoàn của Tây Ninh tập trung vào các sản phẩm tiềm năng như: chăn nuôi, khoai mì, mía để giảm giá thành và tạo thêm giá trị kinh tế cho chuỗi ngành hàng.
Thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường, tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu của kế hoạch này là nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của tỉnh.
Tân Ninh