• Vietnamleads
  • Liên hệ
02/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Thị trường

Nghề cỏ tế vươn theo kinh tế xanh

01/02/2025
0 0
A A
0
Nghề cỏ tế vươn theo kinh tế xanh
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Chuyện về cây cỏ tế gắn liền với lịch sử làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Loại cây này có tên khoa học là Dicranopteris linearis, thuộc họ Guột (Gleicheniaceae), là một loại thực vật thuộc họ dương xỉ; đây cũng là lý do nhiều nơi gọi là cây guột. Gần 400 năm nay, loại cây này là nguyên vật liệu để người dân làng nghề, bằng bàn tay khéo léo của mình làm nên những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày cho con người. Nói không quá rằng cỏ tế vốn là di sản văn hóa và nay là biểu tượng mới của nền kinh tế xanh Việt Nam trong xu hướng của toàn cầu đang hiện đại hóa chuyển từ kinh tế cổ điển sang nền kinh tế xanh.

SẢN PHẨM GẮN VỚI KINH TẾ XANH

Nếu về Phú Túc tìm hiểu lịch sử làng nghề, du khách sẽ được nghe câu chuyện nghề gắn với cỏ tế được lưu lại trong các thế hệ của người dân nơi đây. Năm 1683, bà Nguyễn Thảo Lâm là người đầu tiên đưa cây cỏ tế về làng. Bà đã bỏ ra nhiều công sức tìm hiểu đặc tính của loại cây này. Qua nhiều năm, bà tạo ra bí quyết biến cỏ tế thành nguyên liệu nhiều màu sắc đặc trưng để làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của người dân. Bí quyết làng nghề cứ thế được truyền từ đời này sang đời khác.

Theo dân làng kể lại, các loại cỏ tế sau khi mua về sẽ được phân loại rồi phơi ít nhất ba nắng to liên tục để cỏ đạt chất lượng cả về độ bền và màu sắc. Tiếp theo, người thợ để nguyên hoặc chẻ cây cỏ tế ra làm 2, 3 hay 4 phần tùy thuộc vào việc dùng để sản xuất loại hàng hóa nào.

Một công đoạn nữa nhằm làm tăng độ bền, đẹp của sản phẩm là người thợ đưa sản phẩm của mình vào lò hun sấy bằng diêm sinh, rồi sau đó nhúng qua dầu keo. Sau đó sản phẩm sẽ được phơi hoặc sấy khô rồi lại tiếp tục nhúng dầu lần 2, hoặc có thể đến lần 3 tùy yêu cầu với các sản phẩm. Các nguyên liệu như keo, dầu thường do các tỉnh khác cung cấp như dầu thông thường được mua về từ Quảng Ninh.

Để tạo nên những sản phẩm đặc thù, người dân làng nghề Phú Túc đã tìm tòi, sáng tạo nên các sản phẩm kết hợp cỏ tế với các nguyên liệu khác như: cói, bẹ ngô, mây, tre, bèo tây (lục bình), bẹ chuối, cỏ lăn. Bằng bàn tay tài hoa và khéo léo của người thợ, các sản phẩm của làng như: rổ, rá, tủ, bàn, ghế, lẵng đựng hoa quả; hòm đựng quần áo, tráp đựng son phấn, hàng lưu niệm, con giống và các dụng cụ khác đã trở thành những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, chinh phục được bao khách hàng trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, các sản phẩm này đều bền đẹp, thân thiện với môi trường, chịu được được nhiệt độ và độ ẩm tốt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kháng khuẩn. Nhìn những sản phẩm này, cảm nhận đầu tiên là sự bình dị, dân dã, nhưng nhờ tính nghệ thuật sáng tạo của sản phẩm nên vẻ đẹp đơn sơ của những cây cỏ hoang dại dường như toát lên sự hiện đại, quý phái cho những người sử dụng.

Với cách nhìn hiện đại, nguyên liệu làm nên các sản phẩm này hoàn toàn tự nhiên bởi cỏ tế nằm vào nhóm cỏ dại mọc hoang, dễ tìm, nếu trồng cũng không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Sử dụng cỏ tế làm nguyên liệu sản xuất chính là góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Bởi vậy, định hình nó là sản phẩm biểu tượng của kinh tế xanh cũng có lý. Các sản phẩm làng nghề này cũng mang đầy đủ ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững.

Xác định sản phẩm làm từ cỏ tế là sản phẩm kinh tế xanh cũng là cách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh của làng nghề. Người làng nghề sẽ tìm cách ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào việc thiết kế, quản lý, xây dựng thương hiệu làng nghề để phát triển kinh tế của mình nói riêng và xã hội nói chung.

Vì thế, ngày nay Phú Túc đã và đang từng bước vào giai đoạn phát triển mới, vững chắc với sự cải tiến cả về kỹ thuật lẫn mẫu mã. Hiện Phú Túc đã có trên 1.000 mẫu sản phẩm mới, cũ từ cỏ tế và phối hợp với các nguyên liệu khác như: bẹ ngô, bẹ chuối, bèo. Nhiều sản phẩm làng nghề cỏ tế Phú Túc đã được thành phố Hà Nội công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Theo lãnh đạo xã Phú Túc, cả xã hiện có 8 làng nghề truyền thống với hơn 10.000 nhân khẩu, trong đó khoảng 65% người dân tham gia vào sản xuất thủ công. Gần 1.700 hộ kinh doanh cá thể và 20 công ty lớn nhỏ đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, không chỉ trong xã mà còn từ các địa phương lân cận.

Gần đây, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội đã công nhận Phú Túc là điểm du lịch làng nghề của Thủ đô. Điều này sẽ giúp cho xã Phú Túc tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch làng nghề cỏ tế, mây tre đan xã Phú Túc theo hướng phát triển xanh. Mỗi năm, Phú Túc thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm.

LÀNG NGHỀ TỎA SÁNG TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã cho biết, những năm qua, nghề đan cỏ tế đã mang lại cho Phú Túc một diện mạo mới, nâng cao mức sống của người dân. Hệ thống đường làng ngõ xóm của xã đều được bê tông hóa, các hộ dân đều có được cơ ngơi khang trang, tiện nghi. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất của xã Phú Túc ước đạt 428 tỷ đồng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023. Phú Túc đang phấn đấu đẩy mạnh nghề đan cỏ tế, nâng thu nhập bình quân của người dân toàn xã năm 2024 lên hơn 73,5 triệu đồng/người/năm.

Với xu hướng phát triển xanh trên toàn cầu, mặt hàng từ cỏ tế càng được quan tâm và ưa chuộng. Khách hàng các nước châu Âu như Pháp, Đức, Anh… thường quan tâm tới các sản phẩm xanh và có giá trị văn hóa, thẩm mỹ cao. Các khách hàng Hoa Kỳ, Canada… lại có nhu cầu cao về các sản phẩm độc đáo và mang tính cá nhân nên sản phẩm từ cỏ tế Việt Nam thường tạo được ấn tượng tốt.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 3/2025 phát hành ngày 19/1/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1227

 

Nghề cỏ tế vươn theo kinh tế xanh - Ảnh 1

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Tổng lãnh sự Nga tại TP.HCM: Các tỉnh miền Nam Việt Nam là “chìa khoá” trong thương mại song phương

Bài viết sau

Chống biến đổi khí hậu từ ban công

Bài viết liên quan

Sân chơi cho sinh viên mê livestream bán hàng
Thị trường

Sân chơi cho sinh viên mê livestream bán hàng

02/07/2025
0
Tiếp tục biến động khó lường, căng thẳng Trung Đông chi phối thị trường
Thị trường

Tiếp tục biến động khó lường, căng thẳng Trung Đông chi phối thị trường

02/07/2025
0
Hạ tầng và chiến lược: Động lực kép đưa logistics Việt Nam vươn tầm
Thị trường

Hạ tầng và chiến lược: Động lực kép đưa logistics Việt Nam vươn tầm

01/07/2025
0
Bài viết sau

Chống biến đổi khí hậu từ ban công

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Ban Chính sách, chiến lược Trung ương có thêm hai Phó trưởng ban
  • Dollar hits 7-day high against dong
  • Sở NN&MT làm rõ mức giá 15 triệu/m2
  • Sân chơi cho sinh viên mê livestream bán hàng
  • Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ 2024

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.