• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Thứ Tư, Tháng Hai 8, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Thị trường

Bầu trời chính thức mở cửa, cổ phiếu du lịch trực tiếp hưởng lợi?

16/03/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
26
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Sau khoảng thời gian thí điểm, ngày 15/03 ngành du lịch chính thức mở cửa đón khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, đánh dấu sự quay lại mạnh mẽ hơn của ngành Du lịch khi Việt Nam. Dù vẫn còn tồn tại nhiều mối lo ngại để ngành Du lịch có thể sẵn sàng bứt phá trở lại, cổ phiếu ngành du lịch được đánh giá là nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp và sẽ nhanh chóng có sự ‘bứt phá’.

Tại tọa đàm “Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán năm 2022” ngày 15/3, GS.TSKH Nguyễn Mại đã đề cập vấn đề mở cửa ngành du lịch trở lại và cho rằng, nếu so sánh với các nước trong Asean, Việt Nam đang có quá nhiều quy định gây khó khăn để mở cửa du lịch quốc tế, thay vì mở cửa lại thành đóng cửa nền kinh tế.

“Nền kinh tế cần linh hoạt ứng phó với biến động lớn của kinh tế thế giới, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách, Chính phủ, Quốc hội phải nhanh nhạy hơn trong nắm bắt thông tin, hoạch định chính sách để phù hợp với biến động của thế giới”, ông Mại nói.


Khó khăn tồn tại

Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Đây có thể được gọi là giai đoạn hoàng kim nhất của ngành Du lịch khi tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam vượt trội so với mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%).

Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 là 755 nghìn tỷ đồng, trong đó tỷ trọng giữa khách quốc tế và khách nội địa tương ứng là 55,7% và 44,3%. Đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch trong GDP tiếp tục cải thiện trong năm 2019 với 9,2% (năm 2015: 6,3%).

Việt Nam đang có quá nhiều quy định gây khó khăn để mở cửa du lịch quốc tế, thay vì mở cửa lại thành đóng cửa nền kinh tế. (Ảnh: Int)

Tuy nhiên, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 (từ cuối năm 2019) đã trở thành yếu tố kéo lùi đà phát triển của ngành xuyên suốt giai đoạn 2020-2021.

Xem thêm  Hai ETF ngoại quy mô gần 1 tỷ USD sẽ xả cổ phiếu nào nhiều nhất trong kỳ cơ cấu tháng 3?

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng với hơn 90% đơn vị ngừng hoạt động, chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh cũng như cắt giảm nhân sự.

Từ giữa tháng 10/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch. Bộ cũng ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa với “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn”, qua đó bắt đầu thúc đẩy sự hồi phục của ngành Du lịch.

Nếu như trong tháng 10 số lượng khách nội địa chỉ đạt 750 lượt thì trong 2 tháng cuối năm 2021 con số này lần lượt là 2.500 lượt và 5.250 lượt.

Từ tháng 11/2021, Việt Nam bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế trở lại một số vùng du lịch trọng điểm. Theo số liệu của Tổng cục du lịch, nếu như số lượt khách quốc tế trong tháng 11 là 400 thì quy mô trong tháng 12/2021 đã tăng lên 3,5 nghìn lượt.

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm 2022, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngày 15/3 bắt đầu mở cửa nền kinh tế trở lại song ngành du lịch, kể cả du lịch lữ hành vẫn còn nhiều mối lo ngại.

Xem thêm  USD tăng mạnh so với tất cả các tiền tệ Á – Âu, Bitcoin kết thúc tuần tồi tệ nhất 6 tháng

Chẳng hạn như vẫn còn nhiều các quy định để đảm bảo an toàn phòng dịch như có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2; duy trì kết nối liên tục trong thời gian du lịch ở Việt Nam; có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu là 10.000 USD,…


Cổ phiếu tiềm năng

Từ câu chuyện mở cửa trở lại ngành Du lịch, cổ phiếu ngành du lịch bắt đầu nhận được sự quan tâm chú ý hơn từ các nhà đầu tư. Các chuyên gia dự báo, cổ phiếu ngành du lịch sẽ được hưởng lợi trực tiếp và dễ dàng ‘thăng hoa’ trong thời gian tới đây.

Theo SSI Research, ngành Du lịch mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, lữ hành; Lưu trú du lịch (ví dụ: khách sạn, resort,..) và Vận tải du lịch.

Đối với nhóm Du lịch, lữ hành, đây là lĩnh vực hưởng lợi trực tiếp nhờ số lượt khách hồi phục mạnh sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch. Các cổ phiếu đáng chú ý gồm có: VTD (CTCP Du lịch Vietourist), VNG (CTCP Du lịch Thành thành công); CTC (CTCP Tập đoàn Hoàng kim Tây nguyên); TCT (CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh).

Tuy nhiên, việc phát hành tăng vốn tại Vietourist sẽ làm suy giảm lợi nhuận đem về cho cổ đông trong bối cảnh nhu cầu phục hồi chậm. Bên cạnh đó, Hoàng kim Tây nguyên cũng gặp phải khó khăn trong cạnh tranh gay gắt với cáp treo Sunworld.

Đối với nhóm Lưu trú du lịch, đây là nhóm được hưởng lợi nhờ công suất thuê phòng hồi phục theo sự gia tăng của khách du lịch. Các cổ phiếu cần theo dõi bao gồm: DAH (CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á), OCH (CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH), NVT (CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay).
Đối với nhóm Vận tải du lịch, đây là lĩnh vực mang tính chất hưởng lợi gián tiếp nhờ việc vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển…. Song do đặc tính vận tải, các cổ phiếu trong nhóm này chịu ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu đang duy trì ở mức cao. Các cổ phiếu hưởng lợi gồm có: HVN (Vietnam Airlines), VJC (Vietjet), SKG (Superdong Kiên Giang), SRT (CTCP Vận tải Đường sắt Sài gòn), HRT (CTCP Vận tải Đường sắt Hà nội).
Đáng chú ý, đại diện đầu ngành của nhóm Dịch vụ hàng không là ACV được đánh giá sẽ hưởng lợi mạnh mẽ nhờ câu chuyện hồi phục sau dịch bởi Vietnam Airlines là một công ty hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch nhưng không chịu sức ép giảm giá bán và không phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng. So với các công ty hàng không phải đối mặt với chi phí giá dầu tăng trong khi giá vé khó tăng, ACV có lợi thế được cố định các loại lệ phí sân bay và do đó sẽ hưởng lợi ngay lập tức khi sản lượng hành khách phục hồi.

Bên cạnh đó, việc có kế hoạch niêm yết lên HoSE sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu. Song để đủ điều kiện niêm yết, Vietnam Airlines cần giải quyết 2 yếu tố được kiểm toán viên đề cập trong báo cáo kiểm toán là quyết toán giá trị cổ phần hóa và vấn đề khu bay.

Xem thêm  Chứng khoán 31/3: VNM, FPT, MWG đã tăng hơn 7% trong vòng 1 tuần

“Sẽ cần thời gian để việc mở cửa trở lại ngành du lịch phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên với đặc tính phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng phản ứng trước so với diễn biến của lợi nhuận”, SSI Research lưu ý.

Nguồn: stockbiz.vn
Từ khoá: thị trường
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Không lùi tiến độ Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn Hải Phòng

Bài viết sau

Cậu bé 11 tuổi nắm giữ cổ phần và dự đại hội cổ đông của Samsung

Bài viết liên quan

Thị trường

Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 – 25,22%

07/02/2023
4
Thị trường

Việt Nam trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

07/02/2023
3
Thị trường

Trung Quốc mở cửa trở lại và đáp ứng của Việt Nam

07/02/2023
5
Bài viết sau

Cậu bé 11 tuổi nắm giữ cổ phần và dự đại hội cổ đông của Samsung

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 – 25,22%

07/02/2023

Hòa Bình sắp có thêm nhà máy xi măng 2,3 triệu tấn/năm

07/02/2023

Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí

07/02/2023

Việt Nam trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

07/02/2023

Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp

07/02/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • CEO May 10: “Dịch bệnh là áp lực rất lớn buộc chúng tôi thay đổi”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

Agribank (2) ATM (3) BIDV (3) Bất động sản (3) chuyển đổi số (34) chính sách (6) Chứng khoán (3) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (5) doanh nghiệp (106) Dự án (2) EVN (2) FDI (3) giải pháp (2) HDBank (2) Hose (2) hạ tầng (59) hạ tầng giao thông (2) kinh tế (3) logistics (3) metaverse (32) Metro (2) mã Pin (2) ngân hàng (4) NHNN (3) OCB (2) quy định (7) số hóa (2) TCTD (2) thị trường (66) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (123) VietCredit (2) VietinBank (2) Vietnamleads (23) VN-Index (5) VNPT (2) Xu hướng (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (137)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu? Đăng ký

Tạo Tài khoản mới!

Đăng ký với Facebook
Đăng ký với Google
Hoặc

Vui lòng nhập thông tin bên dưới để đăng ký

Tất cả thông tin đều bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used.