• Vietnamleads
  • Liên hệ
06/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

Tránh để một chiếc áo mặc chung cho mọi doanh nghiệp nhà nước

30/11/2024
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Tiền nhà nước đầu tư đến đâu phải quản lý đến đó

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nắm giữ một khối lượng tiền vốn tài sản rất lớn, tuy nhiên hoạt động kém hiệu quả so với các doanh nghiệp tư nhân. Một trong những nguyên nhân là cơ chế quản lý đối với DNNN hiện nay chưa phù hợp, chồng chéo và trói buộc các doanh nghiệp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Do đó, đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh một số điểm cần phải hoàn thiện ở dự thảo luật.

Tại Điều 5 dự thảo, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá cao quy định nguyên tắc vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp là vốn pháp nhân của doanh nghiệp. Với nguyên tắc này, việc quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp là quyền của doanh nghiệp, chứ không phải được quản lý như vốn ngân sách. Do đó, phải bỏ các quy định đang áp dụng như áp dụng của Luật Đầu tư công trong thẩm quyền quyết định đầu tư và trả lại quyền tự quyết định của doanh nghiệp.

Trước hết, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo quy định đối tượng áp dụng với DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Theo đại biểu, điều này chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu tiền nhà nước đầu tư đến đâu phải quản lý đến đó.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần mở rộng đối tượng, đưa các yêu cầu có tính nguyên tắc vào quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do DNNN đầu tư vốn.

Về phân phối lợi nhuận, cơ chế phân phối lợi nhuận theo dự thảo quy định sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhiều vì tất cả đều chỉ được trích tối đa 3 tháng tiền lương để đưa vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.

Đại biểu cho rằng, việc phân phối lợi nhuận trước hết phải dành để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao như tăng vốn, trích nộp ngân sách, trích lập các quỹ tích lũy để phát triển, trích lập quỹ dự phòng, phần còn lại sẽ được phân phối cho người lao động. Như vậy, người lao động sẽ được hưởng theo thành quả, nếu lợi nhuận còn lại nhiều thì được hưởng nhiều, lợi nhuận ít sẽ được hưởng ít.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ)

Đánh giá cao tờ trình của Chính phủ với các cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) cũng góp ý một số nội dung quan trọng cho dự thảo.

Theo đại biểu, luật có 5 loại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể được giao là chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, các tổ chức chính trị… Đây là các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc hoạt động mang tính hành chính trong bộ máy chính trị.

Do vậy, mặc dù Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập từ năm 2018 nhằm tách bạch chức năng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước vẫn mang tính chất hành chính, cơ cấu tổ chức theo ngành, lĩnh vực mà chưa gắn với quản lý theo chuyên môn điều hành doanh nghiệp.

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và những yếu tố đặc thù riêng của Việt Nam, đại biểu cho rằng cần phải xác định rõ mô hình của cơ quan này là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước hay là một dạng quỹ đầu tư của Chính phủ để từ đó xác định quyền và trách nhiệm cho phù hợp và hiệu quả.

Xây dựng mô hình quản lý theo quy mô, tính chất doanh nghiệp

Bên cạnh đó, với xu hướng tiếp tục thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối hoặc nắm giữ, chỉ tập trung vào các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thiết yếu, trong lĩnh vực mà doanh nghiệp ngoài Nhà nước không làm, cần có các quy định tại dự án luật về phân định, có sự khác nhau về thẩm quyền, cách thức quản lý đối với các nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong nền kinh tế…

Hiện nay, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra, các quy định tại dự án luật về cách thức, mô hình quản lý đầu tư vốn với tất cả các DNNN là đồng nhất, không có sự phân biệt dù trên thực tế, mức độ quan trọng, phức tạp theo ngành nghề của các DNNN rất khác nhau, nhất là về quy mô vốn và trình độ về khoa học – công nghệ.

Quản trị doanh nghiệp cũng là vấn đề đại biểu nhấn mạnh phải hoàn thiện. Từ mô hình quản trị hiệu quả được nêu tại Bộ hướng dẫn về quản trị DNNN của OECD, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị nghiên cứu, xem xét, bổ sung một số nguyên tắc phù hợp với Việt Nam như: mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của DNNN về dịch vụ công ích và trách nhiệm xã hội cần được thể chế hóa rõ ràng, công khai, các chi phí liên quan phải được hoàn trả theo phương thức tường minh; tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan chủ sở hữu, đặc biệt đối với các công ty cổ phần, hết sức hạn chế can thiệp có tính chất hành chính vào hoạt động điều hành của các DNNN; cơ chế tuyển dụng nhân sự, quản lý, điều hành gắn với hiệu quả công việc.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam (đoàn Thừa Thiên Huế)

Đồng tình với vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Nam (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, cần bổ sung các nguyên tắc, cơ sở tham chiếu về quản trị doanh nghiệp theo các thông lệ quốc tế như bộ hướng dẫn của OECD.

Ngoài ra, đại biểu nhận xét dự thảo còn có một số thủ tục hành chính phức tạp, quy định về đầu tư vốn nhà nước còn rườm rà; một số nội dung còn phải xin ý kiến từ nhiều cấp, ảnh hưởng đến tính chủ động, đến cơ hội của doanh nghiệp…

“Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, cần phải có những quy định để giúp cho doanh nghiệp có thể thích nghi, thích ứng được với môi trường kinh doanh hiện nay trên thế giới thay đổi liên tục như vậy” – đại biểu đề nghị.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, mô hình quản lý phải phù hợp với quy mô, tính chất của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang được áp dụng cùng một mô hình quản lý, kể cả quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp tập đoàn lớn cần mô hình quản lý cụ thể hơn, chặt chẽ hơn. Theo đại biểu, đây là vấn đề Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã khuyến nghị, tránh việc “một chiếc áo” mặc cho tất cả mọi người như nhau.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do vội vàng

Bài viết sau

Những áp lực khiến VND mất giá thời điểm cuối năm

Bài viết liên quan

Tài chính

Quỹ đầu tư do công ty con của TPBank quản lý muốn bán số cổ phiếu TPB nắm giữ

06/07/2025
0
Ngân hàng

Giá vàng tăng gần 40% trong 6 tháng đầu năm 2025

06/07/2025
0
Tài chính

Vừa ‘đoạn tuyệt’ dầu Nga, một khách hàng châu Âu lâu năm bị buộc thanh toán nợ gần 300 triệu USD khí đốt Moscow nhưng tuyên bố không trả

06/07/2025
0
Bài viết sau
Những áp lực khiến VND mất giá thời điểm cuối năm

Những áp lực khiến VND mất giá thời điểm cuối năm

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Wealth of Thailand’s 5 richest billionaires exceeds $170B, led by Red Bull heir
  • Foxconn đột ngột đưa hàng trăm nhân viên Trung Quốc rời Ấn Độ
  • Cơ hội để Long Thành vươn mình trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế
  • Thương mại, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
  • Quỹ đầu tư do công ty con của TPBank quản lý muốn bán số cổ phiếu TPB nắm giữ

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.