Thu ngân sách từ nhà cung cấp nước ngoài đạt 20.174 tỷ đồng
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, hoạt động kinh doanh sàn TMĐT Việt Nam là hoạt động kinh doanh phải được cấp phép và chịu quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa, trong đó có khoản thu từ hoạt động kinh doanh TMĐT, các nhà quản lý sàn TMĐT như Temu, Shein, Amazon, … có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Ông Mai Sơn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Đức Minh |
Từ tháng 3/2022, Tổng cục Thuế đã triển khai vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN). Nếu phát hiện NCCNN kê khai chưa đúng doanh thu cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu đề nghị NCCNN thực hiện nghĩa vụ của mình và tiếp theo sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.
Theo đó, đến nay đã có 116 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đăng ký, kê khai thuế và nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử dành cho NCCNN. Số thu ngân sách nhà nước từ các NCCNN lũy kế đến
Chỉ tính riêng trong năm 2024, số thu đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 25,7 % so với cùng kỳ năm 2023. |
nay là 20.174 tỷ đồng.
Riêng về sàn Temu, ông Mai Sơn cho hay, ngày 4/9/2024, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd (chủ sở hữu vận hành sàn Temu tại Việt Nam) đã thực hiện đăng ký thuế qua Cổng Thông tin điện tử dành cho NCCNN của Tổng cục Thuế và được cấp mã số thuế là 9000001289.
Theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC, các NCCNN thực hiện kê khai, nộp thuế theo quý. Ngày 30/10/2024, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã kê khai nộp tờ khai thuế quý III/2024, trong đó kê khai doanh thu bằng 0 và có kèm theo giải trình là doanh thu phát sinh trong tháng 10/2024 sẽ kê khai toàn bộ vào tờ khai quý IV/2024.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế giám sát, đôn đốc chặt chẽ việc kê khai doanh thu của Temu kỳ quý IV/2024 (hạn nộp là 30/1/2025) đảm bảo thu NSNN đúng, thu đủ theo quy định pháp luật, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thông tin đến các phóng viên.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Tổng cục Thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của sàn TMĐT xuyên biên giới như Bộ Công thương để có phối hợp, thực hiện công tác quản lý thuế kịp thời, đầy đủ.
Bổ sung, hoàn thiện quy định về quản lý thuế với các sàn thương mại điện tử
Ngoài ra, theo ông Mai Sơn, mới đây, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, trong đó quy định rõ trách nhiệm của tổ chức là nhà quản lý các sàn TMĐT, bao gồm các sàn TMĐT trong nước và nước ngoài, có chức năng thanh toán phải khấu trừ, nộp thuế thay, khai nghĩa vụ thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn.
Sau khi Luật được thông qua, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể. Trong đó sẽ có sự hỗ trợ, phối hợp trong tổ chức thực hiện giữa cơ quan thuế và các tổ chức quản lý sàn TMĐT, nền tảng số, để đảm bảo thống nhất, dễ thực hiện, tạo thuận lợi tối đa cho cả sàn TMĐT và cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn.
Cuộc họp chiều 9/11 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì. Ảnh: Đức Minh |
Tại dự thảo Luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Quản lý thuế, đang được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 42 về nguyên tắc khai thuế, tính thuế nhằm mở rộng cơ sở thu, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số.
Cụ thể, sửa đổi bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” đối với nhà cung cấp ở nước ngoài khi thực hiện hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác tại Việt Nam để không phân biệt có hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải kê khai, nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Dự thảo cũng bổ sung quy định trường hợp tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch TMĐT có chức năng thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT thông qua sàn giao dịch TMĐT để cải cách thủ tục hành chính, tập trung đầu mối kê khai, đáp ứng việc kê khai, nộp thuế phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh TMĐT./.
Cùng với Luật Quản lý thuế, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét cũng bổ sung quy định về quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. Thảo luận tại Quốc hội về nội dung này, đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) thống nhất với việc bổ sung các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm soát nguồn thu thuế đối với hoạt động TMĐT xuyên biên giới. Theo đại biểu, các giao dịch TMĐT xuyên biên giới đang gia tăng mạnh mẽ, chúng ta rất cần xây dựng cơ chế để quản lý thuế hiệu quả, đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đại biểu cũng đề nghị giao cho Chính phủ quy định chi tiết về việc quản lý, kê khai và thu thuế đối với các dịch vụ xuyên biên giới. |