• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Thứ Tư, Tháng Hai 8, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tài chính

Nợ xấu bất ngờ tăng mạnh tại nhiều ngân hàng trong quý 3

27/10/2021
1 0
A A
0
0
Chia sẻ
4
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 vừa được công bố, VietBank ghi nhận nợ xấu tăng thêm 40% trong quý 3/2021 lên 1.243 tỷ đồng, và so với đầu năm đã tăng gần 60%. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng mạnh lần lượt 275% và 159% trong 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cũng tăng 9% lên 653 tỷ đồng.

Nợ xấu tăng mạnh trong khi tổng quy mô dư nợ cho vay lại chỉ tăng 4,8% đã khiến tỷ lệ nợ xấu của VietBank tăng đáng kể. Cuối tháng 9/2021, tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này là 2,65%, cao hơn mức 1,75% hồi đầu năm.

Tại Techcombank, sau diễn biến rất tích cực trong nửa đầu năm, nợ xấu trong quý 3/2021 của nhà băng này bất ngờ tăng thêm hơn 710 tỷ đồng, tương đương tăng 63,5% lên 1.819 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng gấp đôi lên 443 tỷ đồng; nợ nhóm 3 tăng 83% lên 727 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại buổi gặp gỡ trao đổi với nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo ngân hàng cho biết, mặc dù nợ xấu tăng trong quý 3 nhưng chất lượng tài sản của Techcombank vẫn thuộc hàng đầu hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng nhẹ từ 0,4% (cuối quý 2) lên 0,6% (cuối quý 3) do các thành phố lớn thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội trong gần hết quý 3.

Xem thêm  VietCredit đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” của HR Asia

Techcombank cho biết, hiện tỷ lệ tái cấu trúc nợ cuối quý 3 chỉ ở mức 0,9%, không thay đổi so với cuối quý 2. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì lành mạnh ở mức 184%.

Tương tự tại MB, sau khi giảm mạnh trong nửa đầu năm, nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại trong quý 3. Tại ngày 30/9/2021, nợ xấu của MB ở mức 3.186 tỷ đồng, tăng 26% so với 3 tháng trước đó. Nợ xấu tăng trở lại trong quý 3 của MB đến từ nợ nhóm 5 và nợ nhóm 4, lần lượt tăng 51,3% và 37,2%. Tuy nhiên, nhờ diễn biến tích cực 2 quý trước, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 9 vẫn thấp hơn 1,9% so với đầu năm. Đồng thời, nhờ tổng dư nợ cho vay tăng mạnh 12,8% nên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm từ 1,09% (đầu năm) xuống còn 0,95% (cuối tháng 9).

ACB cũng ghi nhận nợ xấu tiếp tục tăng trong quý 3. Tại ngày 30/9/2021, nợ xấu của ngân hàng là 2.822 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cuối quý 2 và tăng 53% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng mạnh nhất, lần lượt tăng 201% và 76% trong 9 tháng đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ACB tăng từ 0,6% lên 0,85%.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, lãnh đạo ACB cũng cho biết thêm, nợ tái cơ cấu tăng từ 8.200 tỷ đồng (tại thời điểm cuối tháng 6/2021) lên 13.400 tỷ (tại thời điểm cuối tháng 9/2021). Giám đốc tài chính ACB cho hay, nợ tái cơ cấu có thể tiếp tục tăng và dự kiến chi phí dự phòng liên quan đến nợ tái cơ cấu có thể tăng thêm 500 tỷ đồng vào cuối năm.

Xem thêm  Ngân hàng chật vật xử lý nợ xấu, chỉ mong thu được nợ gốc dù nhiều tài sản thế chấp là bất động sản "xịn"

Trên thực tế, do vẫn đang áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020, các ngân hàng cũng được trích lập dự phòng theo lộ trình 3 năm nên trên bảng cân đối tài sản, nguy cơ nợ xấu vẫn chưa được thể hiện đầy đủ.

Trước đó, báo cáo trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cũng khẳng định, nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% – 7,7% lên xấp xỉ 8%. NHNN đánh giá độ trễ sẽ còn tác động cả sang năm 2022 nên ngành ngân hàng sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Bởi vậy, lo ngại nợ xấu và nợ tái cơ cấu, nhiều ngân hàng cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro để gia tăng “bộ đệm” chống đỡ dù điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Chẳng hạn tại ACB, riêng trong quý 3/2021, chi phí dự phòng rủi ro đã tăng hơn 5 lần so với quý 3/2020 lên 820 tỷ đồng. Theo đó, tổng cộng 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro của ACB đã lên hơn 2.812 tỷ, gấp 4 lần cùng kỳ.

Hay tại VietBank, chi phí dự phòng rủi ro quý 3 đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước lên 51 tỷ đồng và “ăn mòn” đến 43% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc tăng mạnh chi phí dự phòng cũng khiến lợi nhuận trước thuế quý 3 của nhà băng này ghi nhận sụt giảm 20,5%, chỉ đạt 68 tỷ đồng.

Xem thêm  Nhà đầu tư Bitcoin nhận quà Noel lớn

MB cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng thời gian qua. Quý 3/2021, chi phí dự phòng của nhà băng này đã tăng gấp đôi cùng kỳ lên 1.778 tỷ đồng; theo đó tổng 9 tháng, chi phí dự phòng là 6.018 tỷ, tăng 43,5% so với cùng kỳ.

Nguồn: CafeF
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Giá vàng trong nước tiến gần mốc 59 triệu đồng/lượng

Bài viết sau

Nhiều nông dân đầu tư tiền tỷ vào chăn nuôi gia cầm công nghệ cao

Bài viết liên quan

Tài chính

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 20.500 tỷ trong phiên đầu tuần

07/02/2023
6
Tài chính

Gần 77,7% cổ đông TPBank tán thành kế hoạch trả cổ tức 25% bằng tiền mặt

07/02/2023
3
Tài chính

Lãi suất tăng cao, người vay mua nhà như ngồi trên lửa

07/02/2023
3
Bài viết sau

Nhiều nông dân đầu tư tiền tỷ vào chăn nuôi gia cầm công nghệ cao

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 – 25,22%

07/02/2023

Hòa Bình sắp có thêm nhà máy xi măng 2,3 triệu tấn/năm

07/02/2023

Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí

07/02/2023

Việt Nam trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

07/02/2023

Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp

07/02/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • CEO May 10: “Dịch bệnh là áp lực rất lớn buộc chúng tôi thay đổi”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

Agribank (2) ATM (3) BIDV (3) Bất động sản (3) chuyển đổi số (34) chính sách (6) Chứng khoán (3) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (5) doanh nghiệp (106) Dự án (2) EVN (2) FDI (3) giải pháp (2) HDBank (2) Hose (2) hạ tầng (59) hạ tầng giao thông (2) kinh tế (3) logistics (3) metaverse (32) Metro (2) mã Pin (2) ngân hàng (4) NHNN (3) OCB (2) quy định (7) số hóa (2) TCTD (2) thị trường (66) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (123) VietCredit (2) VietinBank (2) Vietnamleads (23) VN-Index (5) VNPT (2) Xu hướng (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (137)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu? Đăng ký

Tạo Tài khoản mới!

Đăng ký với Facebook
Đăng ký với Google
Hoặc

Vui lòng nhập thông tin bên dưới để đăng ký

Tất cả thông tin đều bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used.