• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
VNL
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tài chính

Nguồn thu từ năng lượng là ‘kẽ nứt’ trong bộ áo giáp của Nga?

28/02/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
9
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

*Bài viết thể hiện quan điểm của Nick Butler, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học King’s College London và là cựu giám đốc điều hành cấp cao của công ty năng lượng BP.

Tác động ngắn hạn của việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã quá rõ ràng.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm. Giá khí đốt tự nhiên vốn đã tăng cao kể từ khi đại dịch bùng phát lại tăng thêm hơn 50% trong một tuần. Châu Á cơ bản không liên quan đến cuộc xung đột, nhưng vẫn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá khí đốt tăng.

Cho đến nay, giá tăng chỉ phản ánh tâm lý lo sợ về những nguy cơ có thể xảy ra. Sự lo lắng rằng các đường ống dẫn khí đốt qua Ukraine, cung cấp 15% khí đốt hàng ngày cho châu Âu, có thể bị gián đoạn vĩnh viễn. Song, một số nỗi sợ hãi có lẽ đã bị phóng đại quá mức.

Các thị trường dầu khí quốc tế rất mạnh mẽ và có khả năng nhanh chóng thay thế sự thiếu hụt tạm thời. Mặc dù Nga đã cảnh báo rằng người châu Âu có thể chứng kiến giá khí đốt tăng gấp đôi trong vài tuần tới, điều này chỉ đơn giản kích thích các nhà cung cấp từ những nơi khác đến lấp đầy khoảng trống.

Ngoại trừ việc thương mại bị sụp đổ hoàn toàn, thế giới có đủ nguồn cung để đảm bảo những đợt tăng giá đột biến sẽ chỉ là tạm thời.

Xem thêm  Thêm nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động

Hơn nữa, sự suy sụp hoàn toàn trong thương mại sẽ không xảy ra vì khó có thể tưởng tượng việc Nga cố tình cắt bỏ nguồn thu chủ chốt từ dầu và khí đốt, thứ đã tạo nền tảng cho chính phủ Tổng thống Vladimir Putin trong suốt 23 năm cầm quyền.

Điện Kremlin ít nhất vẫn phụ thuộc vào việc tiếp tục xuất khẩu dầu và khí đốt cho các nước nhập khẩu ở châu Âu. Sự cân bằng lợi ích này cho thấy thương mại năng lượng vẫn sẽ được phép tiếp tục.

Tuy nhiên, chiến dịch quân sự đặc biệt có thể sẽ thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong chính sách năng lượng.

Thứ nhất, Nga đã từ bỏ vị thế là một đối tác thương mại an toàn, với việc châu Âu thể hiện quyết tâm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của mình.

Điều này bắt nguồn từ Đức, nơi căng thẳng làm gia tăng những do dự xung quanh Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt từ miền bắc nước Nga đến Đức. Với việc tiêu thụ khí đốt đang giảm và nguồn cung cấp thay thế luôn sẵn có, đường ống mới có thể sẽ không được hoạt động.

Dưới sự dẫn đầu của Đức và với sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia ở Đông Âu, hành động của Nga cũng có khả năng củng cố kế hoạch rời xa nhiên liệu hóa thạch của Ủy ban châu Âu. Ở một số quốc gia, điều đó thậm chí có thể khiến năng lượng hạt nhân được quan tâm trở lại, khi một thế hệ lò phản ứng mô-đun nhỏ mới xuất hiện.

Xem thêm  Digi Invoice – Giải pháp giúp chủ shop tối ưu hiệu quả bán hàng

Thứ hai, chiến sự tại Ukraine sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Nga là một nơi đầu tư an toàn.

Các công ty quốc tế có sự hiện diện lớn tại Nga, bao gồm Royal Dutch Shell, Exxon Mobil, Total, BP, Toyota Motor và Mitsubishi Motor, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ qua đi mà không ảnh hưởng đến hoạt động của họ.

Nhưng rủi ro của một cuộc xung đột kéo dài sẽ khiến cho bất kỳ hội đồng quản trị công ty nào cũng khó có thể biện minh cho việc chi tiêu vốn lớn. Điều đó không chỉ đúng đối với các công ty châu Âu và Mỹ mà còn đúng với các doanh nghiệp châu Á.

Thứ ba, câu hỏi được đặt ra về phản ứng của chính Nga đối với tình hình.

Nord Stream 2 là một phần quan trọng trong chiến lược của Nga nhằm đảm bảo thị phần lâu dài trong thị trường khí đốt đang suy giảm của châu Âu. Nhưng trong những năm gần đây, Nga đã hướng sự quan tâm của mình về phía đông với một loạt các thỏa thuận mới để bán khí đốt cho Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ chỉ củng cố thêm những thỏa thuận này, ngay cả khi sự thay đổi mang lại cho Trung Quốc và các nước khác khả năng kiểm soát khối lượng và giá cả. Nhìn từ phía Bắc Kinh, Nga bây giờ sẽ bị coi là bên bán bị ép giá.

Xem thêm  Thị trường 24/12: Bitcoin tăng lên ngưỡng 51.500 USD trong đêm Giáng sinh, thị trường phục hồi

Đối với châu Á, giá năng lượng tăng sẽ gây bất lợi. Nhưng nhu cầu về doanh thu của Nga có thể tạo ra cơ hội mới cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

 

Nguồn: Nikkei
Thông qua: cafef.vn
Từ khoá: tài chính
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Kinh tế Việt Nam sẽ phát triển vượt kỳ vọng

Bài viết sau

Copy mô hình 3 công ty khởi nghiệp của Mỹ và đều thành công, khẳng định ‘sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh’

Bài viết liên quan

Tài chính

Ngân hàng Việt khai thác hiệu quả vốn ngoại

28/02/2023
1
Tài chính

Chứng khoán Mỹ hồi phục trong lúc chờ báo cáo lạm phát, giá dầu tăng 2%

24/02/2023
1
Tài chính

NHNN tăng cấp công cụ hút tiền, ”nhốt” 20.000 tỷ của các ngân hàng trong 3 tháng

20/02/2023
4
Bài viết sau

Copy mô hình 3 công ty khởi nghiệp của Mỹ và đều thành công, khẳng định 'sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh'

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao

21/03/2023

Hải Dương đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông

21/03/2023

Quyết tâm xây dựng 2 tuyến cao tốc chiến lược

13/03/2023

‘Khai tử’ dự án hơn 12.000 m2 trong khu công nghiệp lớn tại Thanh Hoá

13/03/2023

Cổ phiếu chứng khoán khó có khả năng tạo sóng?

13/03/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • VinFast công bố 2 mẫu xe điện mới tại Los Angeles Auto Show 2021

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

Agribank (2) ASEAN (3) ATM (3) BIDV (4) Bất động sản (6) chuyển đổi số (34) chính sách (8) Chứng khoán (4) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (6) doanh nghiệp (122) ETF (2) EVN (2) FDI (4) HDBank (2) hạ tầng (66) kinh tế (4) logistics (3) metaverse (32) Metro (2) Mobifone (2) ngân hàng (5) NHNN (3) OCB (2) quy định (9) số hóa (15) TCTD (2) thị trường (74) thực phẩm (2) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (136) VietCredit (2) VietinBank (2) Vietnamleads (23) Vinfast (2) VN-Index (5) VNPT (2) Xu hướng (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (170)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Đăng nhập

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu?

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used.