Sự thật là, trong một thế giới mà các dịch vụ tài chính – ngân hàng thay đổi chóng mặt sau khi ứng dụng công nghệ, bất kỳ ai cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản để tận dụng tối đa lợi ích mà ngành này mang lại.
Từ việc sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển tiền, gửi tiền,… đến những khái niệm sâu hơn như quản lý ngân sách cá nhân, vay vốn, đầu tư, hay bảo hiểm – tất cả đều có thể trở thành công cụ giúp bạn làm chủ tương lai của mình.
Theo đó, Ngân hàng TNHH Một Thành Viên CIMB Việt Nam (CIMB Việt Nam) đã đồng hành cùng Spiderum thực hiện Series Video về tài chính – ngân hàng. Thông qua đó, bạn đọc có thể tiếp cận kiến thức liên quan đến Tiền – Tài chính một cách đơn giản, có tính ứng dụng cao vào đời sống và công việc.
Chẳng hạn như tại Podcast “Tiền không tệ” số đầu tiên trên Spiderum, khách mời là bà Đỗ Thị Hải Đăng – Tổng giám đốc công ty Le Bros, chia sẻ quan điểm mối quan hệ giữa tiền và con người. Theo vị khách mời thì mối quan hệ này có thể gói gọn trong 3 tính từ: Cân bằng – Chủ động – Phát triển. “Cân bằng” có thể hiểu đơn giản rằng tiền là yếu tố quan trọng, nhưng nên xác định không phải là yếu tố số 1 trong cuộc sống cá nhân, gia đình hay công việc. Trong khi đó “Chủ động” có nghĩa rằng mỗi người nên có sự chủ động về tài chính khi còn trẻ, bởi đây là “chìa khóa” giúp cuộc sống sau này được hạnh phúc hơn. Cuối cùng, vì là công cụ cho cuộc sống, tiền hay tài chính cần có sự phát triển theo thời gian.
Trong cuộc trò chuyện, bà Đỗ Thị Hải Đăng đã chia sẻ quan điểm về lựa chọn sự hưởng thụ hay tiết kiệm cho tương lai, được xem là câu hỏi thường trực ở mỗi bạn trẻ ngày nay. Vị khách mời cho rằng, tiết kiệm cho tương lai đóng một vai trò quan trọng cho kế hoạch tài chính dài hạn. Tuy nhiên, tiết kiệm như thế nào cũng cần có sự tính toán và cân nhắc. Đặc biệt trong bối cảnh giao dịch ngân hàng hiện nay ngày một thuận tiện, có thể thực hiện online tạo nhiều điều kiện cho các bạn trẻ hiện thực hóa mục tiêu tiết kiệm.
Có thể nói, mỗi người sẽ có quan điểm và cách thực hiện khác nhau trên hành trình xây dựng tài chính của bản thân. Song có một điểm chung là họ đều sẽ phải sử dụng đến các dịch vụ ngân hàng. Đó cũng là lý do Video đầu tiên do Spiderm và CIMB Bank Việt Nam phối hợp có tên “Tất tần tật về Ngân hàng trong 17 phút”, cung cấp những thông tin cơ bản, quan trọng và trực quan nhất về hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Các nhóm ngân hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chia Ngân hàng thương mại thành 4 nhóm: NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh.
Nhóm NHTM Nhà nước là những ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ gồm có: Agribank, GPBank. Trước đó, OceanBank và CBBank cũng nằm trong nhóm NHTM Nhà nước, tuy nhiên từ ngày 17/10, hai ngân hàng này đã được chuyển giao cho Vietcombank và MB.
Nhóm NHTM Cổ phần gồm 31 cái tên. Trong đó, những ngân hàng có quy mô lớn nhất (về tổng tài sản) hiện nay có thể kể đến BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, SHB, Sacombank,…
Nhóm này có thể chia nhỏ hơn gồm các NHTM cổ phần có vốn chi phối bởi Nhà nước (BIDV, VietinBank, Vietcombank) và các ngân hàng tư nhân (Techcombank, VPBank, ACB,…),…
Nhóm Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có 9 đơn vị được NHNN cấp phép: CIMB Việt Nam, ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, Public Bank Việt Nam, Woori Bank Việt Nam, UOB Việt Nam.
Trong những năm gần đây, những ngân hàng nước ngoài như Shinhan, CIMB, Woori Bank, UOB,… có xu hướng đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt mảng bán lẻ. Chẳng hạn như CIMB đang tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và phát triển mảng ngân hàng số. Được biết, CIMB do CIMB Bank Berhad sở hữu 100% vốn điều lệ – là một trong những ngân hàng đầu tư châu Á lớn nhất.
Ngân hàng liên doanh,là ngân hàng được thành lập bởi ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng thương mại trong nước thông qua việc góp vốn liên doanh, gồm có Ngân hàng TNHH Indovina và Ngân hàng liên doanh Việt – Nga,…
Ngân hàng kiếm tiền như thế nào?
Tại Việt Nam, hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay.
Có rất nhiều loại hình cho vay mà phía ngân hàng có thể cung cấp cho các khách hàng của họ, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của cá nhân hay tổ chức. Bạn muốn vay tiền ngân hàng để đi du lịch, mua sắm cá nhân? Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn gói vay tiêu dùng. Bạn muốn có vốn để mở một quán trà chanh? Ngân hàng sẽ mời chào bạn gói vay kinh doanh. Nếu như bạn muốn vay số tiền lớn để mua bất động sản, một chiếc xe sang… và bạn cung cấp được các tài sản đảm bảo với ngân hàng như nhà cửa, xe cộ mà bạn đang sở hữu, ngân hàng sẵn lòng cung cấp dịch vụ vay thế chấp cho bạn. Và nếu như bạn đủ “uy tín” sau khi ngân hàng đã kiểm tra phiếu lương hàng tháng để xác định thu nhập và đảm bảo lịch sử tín dụng của bạn rõ ràng, sạch đẹp, bạn có thể sử dụng gói vay tín chấp của ngân hàng.Các dịch vụ khách hàng cá nhân Có thể chia ra 2 nhóm khách hàng chính mà ngân hàng phục vụ: Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Đối với nhóm Khách hàng cá nhân, nhà băng sẽ phục vụ hàng loạt dịch vụ như Ngân hàng số, Thẻ, Gửi tiền, Vay vốn, Bảo hiểm, Đầu tư tài chính. Trong từng dịch vụ này cũng bao gồm nhiều loại sản phẩm, đảm bảo ngân hàng có thể phục vụ tất tần tật nhu cầu khác biệt của từng khách hàng.
Điều đáng chú ý là hiện nay với sự ứng dụng của công nghệ, khách hàng cá nhân đã có thể thực hiện hầu hết dịch vụ ngân hàng trực tuyến, không cần thiết phải đến quầy giao dịch. Lấy ví dụ ứng dụng Ngân hàng số OCTO của CIMB, khách hàng có thể mở sổ tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, vay tiêu dùng 100% online, 24/7 bất kể ngày nghỉ, ngày lễ Tết. Thêm vào đó, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm số hóa, nhà băng cũng tập trung cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi trên nền tảng trực tuyến.
Nhiều ngân hàng sẽ phân chia các nhóm khách hàng cá nhân dựa vào thu nhập, tài sản để có thể cung cấp các gói giải pháp tài chính phù hợp nhất. Trong đó, nhóm khách hàng ưu tiên có khối tài sản lớn sẽ được hưởng những đặc quyền riêng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện 80% người trưởng thành Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng. Tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng của mỗi cá nhân đang ngày một nhiều hơn, đặc biệt là ở giới trẻ. Thông qua series này, CIMB Việt Nam và Spiderum hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức tài chính thực tiễn, giúp bạn đó có thể áp dụng những hiểu biết vào việc hoạch định tài chính trong dài hạn, làm chủ tương lai.
Nội dung bài viết được thực hiện dựa trên series podcast Tiền Không Tệ, một sản phẩm hợp tác của Spiderum và CIMB
Xem thêm về podcast Tiền Không Tệ EP 1 “Là phụ nữ, chủ động về tài chính là chủ động về hạnh phúc” tại: https://www.youtube.com/watch?v=zb2V19Qsssk&list=PLmyF-BPWWPTJMPfWe1veu9WjitvTNUHKU&index=1