• Vietnamleads
  • Liên hệ
28/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính Ngân hàng

Vì sao rất nhiều tiền ‘bơm’ ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

27/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Bỏ room tín dụng là cần thiết

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam – cho rằng, việc áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Biến động lãi suất, tốc độ bơm vốn, ổn định tỷ giá trong suốt giai đoạn vừa qua đều cho thấy sự kiểm soát hiệu quả của công cụ này. Thập kỷ qua cũng là giai đoạn các tổ chức tín dụng cải thiện năng lực tài chính, nâng hệ số an toàn vốn (CAR) và gia tăng mức độ an toàn của hệ thống.

“Room tín dụng được phân bổ dựa trên đánh giá toàn diện của Ngân hàng Nhà nước đối với từng tổ chức tín dụng. Qua hơn 10 năm, có thể thấy những thành quả đạt được là rõ ràng. Tuy vẫn tồn tại tình trạng một số ngân hàng không sử dụng hết room trong khi một số khác đã cạn hạn mức dù vẫn đảm bảo được an toàn vốn, nhưng đây chỉ là hiện tượng nhất thời. Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự điều chỉnh. Dẫu vậy, độ trễ trong điều hành đôi khi khiến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc cung cấp vốn kịp thời cho nền kinh tế”, ông Hùng cho biết.

Ông Hùng cho rằng, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước bỏ room tín dụng là cần thiết giúp các ngân hàng tăng trưởng.

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?- Ảnh 1.

Các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh khi bỏ phân bổ tăng trưởng tín dụng.

Ông Nguyễn Quang Ngọc – Phó Trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank – nhận định việc dỡ bỏ room tín dụng được xem là một bước cần thiết để khơi thông cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính. Tuy nhiên, cơ chế này cần được thực hiện linh hoạt theo sức khỏe hệ thống ngân hàng.

Theo đó, Thông tư số 14/2025/TT-NHNN ban hành ngày 30/6/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiền đề quan trọng cho lộ trình xóa bỏ cơ chế phân bổ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Đáng lưu ý, thông tư này đã đưa ra các quy định về các bộ đệm vốn gồm bộ đệm bảo toàn vốn (CCB), bộ đệm vốn phản chu kỳ (CCyB) và bộ đệm vốn cho các ngân hàng thương mại có tầm quan trọng hệ thống.

Ngân hàng cạnh tranh bằng lãi suất

Ông Nguyễn Tú Anh – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước – cho rằng, việc duy trì room tín dụng trong thời gian dài cũng bộc lộ những điểm nghẽn cần tháo gỡ, đặc biệt là tác động tiêu cực tới cạnh tranh và khách hàng.

Ông Tú Anh lấy ví dụ về các khoản vay theo kỳ hạn ngắn (3-6 tháng), khi đến kỳ tái cấp vốn thì ngân hàng lại thông báo hết room. Điều này đẩy khách hàng vào thế khó, bởi rất khó xoay sở nguồn vốn mới trong thời gian ngắn.

Một thực tế khác được ông Tú Anh chỉ ra là một số ngân hàng hiện không muốn từ bỏ cơ chế phân bổ room, bởi điều này tương đương với việc “chia sẵn” thị phần. Khi không cần cạnh tranh để thu hút khách hàng, các ngân hàng sẽ thiếu động lực hạ lãi suất.

“Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room, cạnh tranh sẽ được kích hoạt, và đó mới là điều tốt cho nền kinh tế”, ông Tú Anh nói.

Theo ông Tú Anh, các ngân hàng quốc doanh hiện có hệ số an toàn vốn thấp hơn mức trung bình của hệ thống. Nếu cơ chế room bị bãi bỏ, các nhà băng này sẽ phải nỗ lực cạnh tranh gay gắt để giữ thị phần.

Dẫu vậy, ông cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn có trong tay nhiều công cụ điều hành để đảm bảo an toàn hệ thống như điều chỉnh hệ số cảnh báo, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trên dự trữ bắt buộc…

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Khởi công giai đoạn 1 cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh hơn 6.000 tỷ đồng

Bài viết sau

Gelex Electric muốn nâng gấp đôi mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 3.500 tỷ, dự chi cổ tức 60%

Bài viết liên quan

Ngân hàng

6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng gần 14%, tổng tài sản tăng 12%

28/07/2025
0
Ngân hàng

Một ngân hàng vừa tăng lãi suất tiết kiệm

28/07/2025
0
Ngân hàng

Lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc nửa triệu tỷ, tăng trưởng tín dụng 10%

28/07/2025
0
Bài viết sau
Gelex Electric muốn nâng gấp đôi mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 3.500 tỷ, dự chi cổ tức 60%

Gelex Electric muốn nâng gấp đôi mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 3.500 tỷ, dự chi cổ tức 60%

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Gold prices remain firm as global rates trade flat
  • Đồng bộ thể chế, tăng tốc số hóa tạo “đòn bẩy” đưa thị trường chứng khoán bứt phá
  • Hà Nội mở bán căn hộ 40m2 giá 650 triệu ngay chân cầu Thăng Long, ai được mua?
  • Thị trường đồng loạt bứt tốc tuần mới
  • Giữa làn sóng tinh giản nhân sự, Agribank, Vietcombank, VPBank, SeABank,… tuyển dụng hàng trăm vị trí

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.