• Vietnamleads
  • Liên hệ
22/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính Ngân hàng

EIB tím trần, VAB tăng hơn 7% trong ngày đầu tiên lên HoSE, loạt mã tăng trên 10% kể từ đầu tháng 7

22/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Ngày 22/7, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận phiên giao dịch ấn tượng khi chỉ số chính vượt mốc 1.500 điểm và chạm mức cao nhất hơn 3 năm.

Chốt phiên 22/7, VN-Index bật tăng 24,49 điểm lên 1.509,54 điểm và chỉ còn cách đỉnh lịch sử khoảng 20 điểm. Thanh khoản giữ ổn định ở mức cao, giá trị khớp lệnh đạt 30.412 tỷ đồng.

Là trụ cột chính kéo điểm thị trường, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nối dài chuỗi phiên giao dịch thăng hoa với nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh. Kết phiên có 20/27 mã tăng giá, 2 mã giảm và 5 mã đứng giá tham chiếu.

Trong đó, VAB của VietABank tăng mạnh nhất (gần 7,4%), lên 15.300 đồng/cp với thanh khoản đạt hơn 3,5 triệu đơn vị. Cổ phiếu VAB diễn biến tích cực trong bối cảnh hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE với khối lượng niêm yết là gần 540 triệu đơn vị.

Trước đó, cổ phiếu VAB được giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 20/7/2021 và hủy đăng ký giao dịch từ ngày 10/7/2025. Ngày giao dịch cuối cùng trên UPCoM là 9/7/2025 với giá đóng cửa ở mức 15.200 đồng/cp.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Chủ tịch VietABank Phương Thành Long cho rằng việc niêm yết cổ phiếu là cơ hội để VietABank tiếp cận nhà đầu tư, tăng số lượng giao dịch, giúp thị trường đánh giá và nhìn nhận giá trị ngân hàng tốt hơn.

Cổ phiếu EIB của Eximbank cũng gây ấn tượng trong phiên hôm nay khi tăng trần với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt gần 26,8 triệu đơn vị. Đà tăng của EIB được hỗ trợ bởi lực mua ròng mạnh của khối ngoại với hơn 1,4 triệu đơn vị. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, cổ phiếu này đã tăng tổng cộng gần 19% và tăng hơn 74% so với mức đáy ghi nhận vào đầu tháng 4. Với diễn biến trên, EIB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có diễn biến tích cực nhất trong những tháng trở lại đây.

Trong phiên 22/7, cổ phiếu HDB của HDBank cũng bật tăng gần 4% lên 24.450 đồng đi cùng thanh khoản ở mức cao với 27,4 triệu đơn vị. Cổ phiếu HDB đã nối dài chuỗi tăng giá tích cực và đưa mức tăng giá kể đầu tháng 7 lên gần 17%.

Ngoài những mã kể trên, nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng giá tốt trong phiên 22/7 như BID (2,1%), VBB (1,8%), NAB (1,72%), KLB (1,5%), VCB (1,47%), NVB (1,34%), TPB (1,32%)… Trong đó, nhiều mã đã tăng hơn chục % kể từ đầu tháng 7 như KLB, TPB, NVB, NAB,…

Cổ phiếu ngân hàng liên tục tăng giá trong thời gian gần đây, sau khi đón nhận nhiều thông tin tích cực, đặc biệt là tín dụng tăng trưởng bứt phá trong quý II và việc Quốc hội luật hóa Nghị quyết 42.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/6, tín dụng toàn hệ thống đạt 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 và 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2022 đến nay.

Tăng trưởng tín dụng tốt được nhận định là nhân tố chủ chốt thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng trong quý 2. Thực tế, nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao trên 10% trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tăng trưởng hai con số như VPBank, TPBank, NamABank, Kienlongbank, PGBank.

Đối với việc luật hoá Nghị quyết 42, Theo Chứng khoán KB, luật hóa giúp chấm dứt tình trạng “thí điểm” như NQ42 (2017–2023), tạo nền tảng pháp lý ổn định, lâu dài. Nâng cao giá trị pháp lý và tính ràng buộc khi được quy định thành luật, áp dụng thống nhất toàn hệ thống (thay vì chỉ áp dụng cho các khoản nợ trước năm 2017). Ngoài ra, việc luật hoá NQ42 được kỳ vọng cũng sẽ khắc phục những xung đột giữa các bộ luật với nhau, thay thế các quy định chồng chéo và tạm thời hiện nay.

Đồng thời, việc Luật hoá Nghị quyết 42 cũng hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có thể tăng tốc độ xử lý nợ xấu khi quy trình xử lý rút ngắn lại, giảm chi phí kiện tụng và dự phòng rủi ro. Thứ hai, tăng khả năng thu hồi nợ do luật mới trao thêm quyền cho các ngân hàng về quyền thu giữ TSBĐ và ưu tiên thanh toán thay vì bị trì hoãn do vướng mắc với các nghĩa vụ khác của KH như trước đây. Thứ ba, chất lượng tài sản toàn hệ thống dự kiến cải thiện nhờ lành mạnh hoá bảng cân đối kế toán, giảm gánh nặng nợ xấu, giải phóng nợ tồn đọng để dòng chảy tín dụng hiệu quả hơn. Hiệu quả xử lý nợ xấu tăng lên đóng góp vào tăng trưởng thu nhập cho các ngân hàng.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Hà Nội tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư 

Bài viết sau

Viettel chuẩn bị ứng phó bão Wipha, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Bài viết liên quan

Ngân hàng

Cơ hội đầu tư hay nguy cơ bong bóng mới?

22/07/2025
0
Ngân hàng

BAOVIET Bank đạt kết quả 6 tháng khả quan nhờ hệ sinh thái dịch vụ toàn diện

22/07/2025
0
Ngân hàng

VIB ra mắt Super Pay và Super Cash – Hai mảnh ghép trong siêu hệ sinh thái tài chính cá nhân hóa

22/07/2025
0
Bài viết sau
Viettel chuẩn bị ứng phó bão Wipha, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel chuẩn bị ứng phó bão Wipha, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Vietnam stocks hit 3-year high
  • Chuyển đổi số Y tế: Khi con người là điểm khởi đầu và là đích đến
  • Đô thị Sun Urban City thu hút giới đầu tư Ninh Bình
  • Bão số 3 suy yếu, mưa lớn khiến hơn 100 nghìn ha lúa bị ngập úng
  • Giá vàng bất ngờ vọt tăng mạnh, điều gì đang xảy ra?

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.