Vào giữa tháng 6, đội xây dựng đã sử dụng một cỗ máy khiên cao 142 m, nặng 3.500 tấn đã quay đầu cắt trong hang sâu 149 m bên dưới núi Nam Sơn, Trùng Khánh. Bước đi này đánh dấu dự án “vượt sông” đang bước vào giai đoạn xây dựng toàn diện cho tuyến đường sắt cao tốc Trùng Khánh – Hồ Nam. Đây là dự án đường sắt cao tốc đầu tiên đi qua sông Dương Tử, Trung Quốc.
Đường hầm đường sắt đầu tiên dưới sông Dương Tử thuộc một phần của đoạn Trùng Khánh – Tiềm Giang trong tuyến đường sắt cao tốc Trùng Khánh – Hồ Nam. Theo iChongqing, dự án này là thành tựu đáng chú ý trong ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc.
Đây là đường hầm đường sắt cao tốc dài nhất Trung Quốc, và đầu tiên đi qua thượng nguồn sông Dương Tử. Ngoài ra, đây cũng là dự án đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng đường hầm có khoét hầm chống đất đá sụt lở với đường kính lớn lắp ráp bên trong đường hầm.
Đường hầm đường sắt này được xây dựng ở quận Yuzhong và quận Nan’an, với tổng chiều dài 11.942 km. Đường hầm sông qua sông Dương Tử tại Trùng Khánh là dự án quan trọng trong đoạn Trùng Khánh – Tiềm Giang của Đường sắt cao tốc Trùng Khánh – Hồ Nam.
Đường hầm này được bắt đầu tại Ga Xe lửa Trùng Khánh, cắt qua các thành địa chất phức tạp của thành phố, bao gồm các cây cầu, tuyến đường sắt đô thị, toà nhà, Thung lũng sông Dương Tử và các ngọn núi phía nam.
Kong Yuqing, giám đốc dự án máy khiên tại China Railway 14th Bureau Group Corporation Limited, cho biết: “Thách thức lớn của dự án này là việc điều hướng kênh chính của sông Dương Tử.”
Ông giải thích thêm, ngoài ra, đường hầm ở sâu dưới mặt nước với tối đa là 42 m, độ dày tối thiểu của lớp phủ bên ngoài chỉ là 10 m. Do đó, áp lực nước có thể tăng lên tới 0.9 megapascal, tương đương 9 kg/cm2 trên một diện tích nhỏ như móng tay.
Theo iChongqing, đường hầm sông Dương Tử ở Trùng Khánh là một dự án đầy thách thức và rủi ro cao, được phân loại là đường hầm rủi ro cao cấp I. Các kỹ sư xây dựng đường hầm bên dưới sông Dương Tử đã kết hợp cả 2 phương pháp là khoan và nổ mìn kỹ thuật đào cắt và đắp, sử dụng cả phương pháp chống đỡ hầm với các tấm chắn có đường kính lớn. Đây là đường hầm dưới nước đầu tiên của Trung Quốc sử dụng kết hợp các phương pháp trên.
Chen Yang, kỹ sư cấp cao về xây dựng đường hầm tại China Railway Eryuan Engineering Group Co. Ltd, cho biết: “Phương pháp đào hầm có tấm chắn không chỉ bảo đảm dòng chảy của sông mà còn giữ an toàn cho dự án khi đang thi công.”
Sau khi hoàn thành, dự án đường hầm sông Dương Tử sẽ giúp kết nối nhanh chóng và hiệu quả giữa Ga xe lửa Trùng Khánh và Ga Xe lửa đông Trùng Khánh, giúp ga cuối trước đây được nối dài và tàu có thể chạy thẳng xuyên suốt.
Sự phát triển trong cách thức thi công này cũng tạo nền tảng để thiết lập các công trình kết nối liền mạch giữa Đường sắt Cao tốc Trùng Khánh – Trường Sa, Đường sắt Cao tốc Trùng Khánh – Vạn Châu và Đường sắt Cao tốc Thành Đô – Trùng Khánh trong khi vực đô thị trung tâm của Trùng Khánh.
Đoạn đường Trùng Khánh – Tiềm Giang của tuyến đường sắt cao tốc Trùng Khánh – Hồ Nam đã trở thành một phần quan trọng của tuyến đường sắt cao tốc Hạ Môn – Trùng Khánh. China Daily cho biết, đây là một phần trong mạng lưới đường sắt cao tốc “9 tuyến bắc – nam và 8 tuyến tây – đông” của kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt trung và dài hạn của Trung Quốc.
Không chỉ phục khách di chuyển đường dài, đoạn Trùng Khánh – Tiềm Giang cũng nhắm đến những hành khi đi liên tỉnh. Sau khi hoàn thiện, đoạn đường sắt này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nỗ lực xoá đói giảm nghèo ở các khu vực miền núi lân cận và thúc đẩy phát triển du lịch dọc theo tuyến đường này.
Tham khảo iChongqing