• Vietnamleads
  • Liên hệ
10/05/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

“Án binh” chờ đàm phán thuế quan

10/05/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiều tập đoàn tạm ngừng dự báo lợi nhuận do cuộc chiến thuế quan

Rơi vào trạng thái “án binh bất động” hay đơn giản hơn là “chờ và xem”. Đây là cụm từ mà nhiều tập đoàn trên thế giới hay thậm chí, ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước đã sử dụng tuần qua để nói về tình hình kinh tế hiện nay. Tất cả đều chưa rõ liệu loạt thuế quan đối ứng quy mô lớn do Tổng thống Donald Trump đề xuất có thực sự được triển khai hay không.

90 ngày đàm phán với 70 đối tác thương mại lớn là một cuộc đua nước rút. Và sau một tháng đàm phán, tính đến nay mới chỉ có duy nhất một thoả thuận thương mại được ký giữa Mỹ và Anh.

Theo CNBC, trong bối cảnh sự hỗn loạn do thuế quan hiện nay, ngày càng nhiều tập đoàn lớn lựa chọn trì hoãn hoặc tạm ngừng công bố dự báo lợi nhuận. Đây là một tín hiệu không mấy tích cực – điều đã từng xảy ra trong thời kỳ phong tỏa do Covid-19.

Tuần qua, cả ba ông lớn Big 3 của ngành sản xuất ô tô Mỹ là General Motors, Ford và Stellantis tuyên bố từ bỏ dự báo lợi nhuận năm 2025 vì chưa tính được ảnh hưởng từ thuế quan. Tập đoàn xe sang Mercedes-Benz (Đức) cũng đưa ra quyết định tương tự.

Các hãng hàng không như American Airlines, Delta, Southwest và Alaska Air đã rút lại dự báo của cả năm, phản ánh áp lực kinh tế gia tăng.

Trong ngành công nghệ, cổ phiếu mạng xã hội Snap hay tập đoàn bán dẫn Marvell đều giảm mạnh sau khi công bố sẽ không đưa ra dự báo cho quý II/2025. Theo các chuyên gia, việc các công ty rút lại dự báo tài chính là một vấn đề rất lớn.

Ông Louis Kuijs – Kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, S&P Global Ratings cho biết: “Nếu doanh nghiệp không biết linh kiện mình dùng sẽ bị đánh thuế 10%, 30% hay 50% thì rất khó để lập dự báo lợi nhuận. Vì vậy, họ ngần ngại công bố dự báo vì không rõ nên dựa vào giả định nào. Sự bất định này sẽ vẫn còn tiếp diễn”.

Dự báo sẽ còn nhiều công ty lớn khác không chỉ của Mỹ sẽ rơi vào trạng thái “chờ và xem” và chưa thể dự báo được về kế hoạch kinh doanh trong ít nhất 6 tháng tới.

Trên thực tế, sự bi quan của các doanh nghiệp đã được thể hiện rõ qua các dữ liệu mới nhất. Đầu tiên, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu trong tháng 4 rơi xuống mức thấp kỷ lục do lo ngại chính sách thuế quan. Số lượng thương vụ được ký kết thậm chí còn ít hơn cả những giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Tiếp đó, chỉ số PMI toàn cầu tháng 4 cũng giảm xuống dưới ngưỡng 50. Đây là tháng thứ hai liên tiếp giảm trong năm nay báo hiệu sự thu hẹp sản xuất. Thuế quan cũng đang “giáng đòn” lên các nhà máy châu Á. Các trung tâm sản xuất như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Đông Nam Á đều ghi nhận chỉ số PMI suy giảm.

Án binh chờ đàm phán thuế quan - Ảnh 1.

Tính đến nay mới chỉ có duy nhất một thoả thuận thương mại được ký giữa Mỹ và Anh

Các ngân hàng Trung Ương thận trọng về lộ trình lãi suất

Về phía các NHTW, họ cũng đang rơi vào thế “án binh”. Lấy ví dụ về Fed – cơ quan được ví như ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới. Tuần qua, Chủ tịch Fed cho rằng thời điểm này là thích hợp nhất để “chờ và xem”. Xem ở đây là xem những động thái mới nhất về thuế quan của chính quyền. Liệu có thoả thuận nào được đưa ra không? Cụ thể là bao nhiêu? Với những nước nào? Từ đó mới có những đánh giá tác động lên nền kinh tế Mỹ và mới có những chính sách tiền tệ phù hợp nhất. Chính vì thế, mọi dự báo về lãi suất của Fed bây giờ là khó. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều NHTW lớn trên thế giới vào lúc này.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, kết thúc vào ngày 7/5 theo giờ địa phương. Như vậy, lãi suất cơ bản ở Mỹ vẫn duy trì trong phạm vi từ 4,25 đến 4,5% – không đổi kể từ tháng 12/2024.

Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, việc giữ nguyên lãi suất là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn.

Ông Jerome Powell – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định: “Lạm phát đã giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn đôi chút so với mục tiêu dài hạn 2% của chúng tôi. Để hỗ trợ các mục tiêu của mình, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách. Rủi ro về tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn dường như đã tăng lên. Và chúng tôi tin rằng lập trường hiện tại của chính sách tiền tệ giúp chúng tôi có vị thế tốt để phản ứng kịp thời với các diễn biến kinh tế tiềm ẩn”.

Nhiều ngân hàng Trung ương khác cũng lựa chọn cách tiếp cận “chờ và xem”. Nhật Bản đã giữ nguyên lãi suất sau lần tăng hồi đầu năm, giữa lúc xuất hiện lo ngại về ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ. Các ngân hàng Trung ương của Australia, Canada, Hàn Quốc, Indonesia cũng đều đang chờ đợi thêm dữ liệu kinh tế trước khi xem xét hành động, bất chấp áp lực từ tăng trưởng yếu.

Ở chiều ngược lại, ngân hàng Trung ương Anh BoE đã quyết định giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 4,25%, trong bối cảnh lạm phát đang tiến gần về mốc mục tiêu 2% và nước này vừa đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi tháng trước đã hạ lãi suất lần thứ 7 trong vòng 10 tháng qua để thúc đẩy tăng trưởng, trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa tiếp tục bơm thanh khoản và hạ lãi suất nhằm duy trì sự ổn định tài chính ngay trước khi khởi động đàm phán thương mại với Mỹ.

Trong cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, 80-90% thỏa thuận thương mại sẽ được hoàn tất trong năm nay. Riêng với Trung Quốc – đối tác quan trọng nhất, các cuộc đàm phán sẽ khởi động tại Thuỵ Sỹ kể từ ngày 9/5. Khả năng sẽ mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của quốc gia này sẽ giảm từ 145% hiện nay xuống còn khoảng 80% – 60%. Rõ ràng các doanh nghiệp, các NHTW sẽ cần nhiều thời gian hơn để “chờ và xem” trước khi có những bước đi tiếp theo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Xây dựng môi trường thuận lợi để trí thức cống hiến và phát triển

Bài viết sau

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Bài viết liên quan

Tài chính

Lãnh đạo 4 nước châu Âu đến Ukraine, Điện Kremlin lên tiếng

10/05/2025
0
Ngân hàng

Lãi suất vay mua nhà thấp chưa từng có

10/05/2025
0
Ngân hàng

Ngân hàng cảnh báo mã độc mới trên điện thoại Android

10/05/2025
0
Bài viết sau
Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Dollar dips against dong on black market
  • Thu hút doanh nghiệp và khối tư nhân vào nghiên cứu khoa học nông nghiệp
  • Những ưu điểm vượt trội của căn hộ The Pathway giữa trung tâm du lịch Sầm Sơn
  • Giá bất động sản thế nào nếu Luật Đất đai sửa đổi được thông qua?
  • Lãnh đạo 4 nước châu Âu đến Ukraine, Điện Kremlin lên tiếng

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.