• Vietnamleads
  • Liên hệ
09/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Số hóa

Lỗ hổng bảo mật trong Microsoft Copilot: Cảnh báo mới về nguy cơ rò rỉ dữ liệu từ AI

20/06/2025
0 0
A A
0
Lỗ hổng bảo mật trong Microsoft Copilot: Cảnh báo mới về nguy cơ rò rỉ dữ liệu từ AI
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Lỗ hổng bảo mật - Ảnh 1.

EchoLeak và nguy cơ tiềm ẩn từ trí tuệ nhân tạo

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở thành một phần trong mọi công việc, từ hỗ trợ viết báo cáo, trả lời email đến phân tích dữ liệu, người dùng dường như đang sống trong kỷ nguyên thuận tiện chưa từng có. Nhưng mặt trái của sự tiện lợi cũng bắt đầu lộ rõ, đặc biệt là trong vấn đề bảo mật. 

Một lỗ hổng bảo mật có tên EchoLeak mới đây đã khiến người dùng dịch vụ Microsoft Copilot có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu nhạy cảm mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào.

Khi AI trở thành lỗ hổng bảo mật

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, EchoLeak là lỗ hổng bảo mật vừa được ghi nhận với mã CVE-2025-32711 được giới chuyên môn đánh giá mức độ nguy hiểm lên tới 9.3/10 theo thang của NIST. 

Điều khiến giới bảo mật lo ngại là nó mang tính chất “zero-click”: kẻ tấn công có thể khai thác dữ liệu từ Copilot mà người dùng không cần nhấp chuột, không mở file, thậm chí không hề biết có sự việc gì đang diễn ra.

Đây không phải là một lỗi đơn giản. Nhóm nghiên cứu Aim Labs, đơn vị phát hiện lỗ hổng, cho rằng EchoLeak phản ánh một dạng khiếm khuyết thiết kế phổ biến trong các hệ thống AI dựa trên RAG (retrieval-augmented generation) và agent. Vì Copilot là một phần trong bộ ứng dụng Microsoft 365 vốn đang nắm giữ email, tài liệu, bảng tính hay lịch họp của hàng triệu người dùng khiến cho nguy cơ rò rỉ dữ liệu trở nên rất nghiêm trọng.

Vấn đề không chỉ nằm ở đoạn mã cụ thể mà ở cách các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vận hành. AI cần nhiều ngữ cảnh để đưa ra phản hồi chính xác, và vì thế, chúng được cấp quyền truy cập lượng lớn dữ liệu nền. Nếu không có kiểm soát rõ ràng về luồng vào – ra, AI hoàn toàn có thể bị “lái” theo cách mà người dùng không hề hay biết. Điều đó tạo ra một dạng “cửa hậu” mới không phải do lỗ hổng trong mã, mà do AI hành xử ngoài tầm hiểu biết của con người.

Microsoft đã nhanh chóng phát hành bản vá, và hiện chưa ghi nhận tổn thất thực tế. Nhưng bài học từ EchoLeak là rõ ràng: Khi AI được tích hợp sâu vào hệ thống làm việc, chỉ một sai lệch nhỏ trong cách nó hiểu ngữ cảnh cũng có thể dẫn tới những hậu quả lớn về bảo mật.

AI càng tiện, dữ liệu cá nhân càng mong manh

Sự cố EchoLeak đặt ra câu hỏi đáng lo ngại: người dùng có đang quá tin tưởng vào AI mà không nhận ra mình có thể bị theo dõi hoặc lộ thông tin cá nhân chỉ sau một tin nhắn? Lỗ hổng vừa được phát hiện cho phép hacker âm thầm trích xuất dữ liệu mà người dùng không cần nhấn bất kỳ nút nào là điều từng chỉ thấy trong phim viễn tưởng, nay đã trở thành hiện thực.

Trong khi các ứng dụng AI ngày càng phổ biến từ trợ lý ảo như Copilot, chatbot trong ngân hàng, giáo dục, đến các nền tảng AI viết nội dung, xử lý email thì hầu hết người dân không hề được cảnh báo về cách dữ liệu của mình được xử lý và lưu trữ ra sao. 

Việc “trò chuyện” với một hệ thống AI giờ không chỉ là gửi vài câu hỏi cho tiện lợi, mà còn có thể vô tình tiết lộ vị trí, thói quen, cảm xúc, hay thậm chí thông tin tài khoản.

Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với việc sử dụng AI trên điện thoại, máy tính mà không có kiến thức cơ bản về an toàn số. Không ít người chia sẻ thông tin riêng tư với AI vì tin rằng “nó chỉ là máy”. Nhưng thực tế, phía sau đó là một hệ thống có thể ghi nhận, học hỏi và truyền tải dữ liệu sang nơi khác, nhất là khi nền tảng AI đến từ bên thứ ba và chưa được kiểm định rõ ràng về bảo mật.

Để hạn chế rủi ro, người dùng không nhất thiết phải từ bỏ công nghệ, nhưng cần có ý thức rõ ràng hơn: nên kiểm tra kỹ ứng dụng AI mình đang dùng có nguồn gốc đáng tin cậy không, dữ liệu có được mã hóa, và đặc biệt là đừng chia sẻ thông tin nhạy cảm như số CMND, tài khoản ngân hàng, thông tin sức khỏe… với bất kỳ hệ thống AI nào nếu chưa được cảnh báo rõ ràng. 

Giống như khi internet mới ra đời, AI cũng cần thời gian để hoàn thiện và trong thời gian đó, người dùng nên là người chủ động bảo vệ mình trước tiên.

Có khi nào bạn chia sẻ quá nhiều với AI?

Khi gõ dòng lệnh “viết lại giúp tôi báo cáo này nhưng nhẹ nhàng hơn” hay “tóm tắt nội dung cuộc họp hôm qua”, nhiều người không nghĩ rằng mọi thông tin mình nhập vào kể cả những chi tiết nội bộ, cảm xúc cá nhân hay thói quen công việc đều có thể bị AI ghi lại. Chúng ta dần quen với việc trò chuyện cùng công cụ thông minh mà quên mất ranh giới giữa tiện lợi và riêng tư.



Đọc tiếp



Về trang Chủ đề

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Đang xử lý . . .
Bài viết trước

Một thương hiệu burger có hơn 550 cửa hàng khắp thế giới sắp “đổ bộ” Việt Nam

Bài viết sau

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói ‘chưa phạt ai’ vì hóa đơn điện tử

Bài viết liên quan

Những 'đặc sản' một thời của smartphone
Số hóa

Những ‘đặc sản’ một thời của smartphone

09/07/2025
0
Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps
Số hóa

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

08/07/2025
0
Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai
Số hóa

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

07/07/2025
0
Bài viết sau

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói 'chưa phạt ai' vì hóa đơn điện tử

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Xác định các “điểm nghẽn” pháp luật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số
  • Foreign investment in Vietnam property doubles
  • Hà Nội muốn bỏ công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản giữa cá nhân với nhau
  • Giảm liên tục, xăng dầu trong nước sẽ lao dốc?
  • Infographics: Tổng quan bức tranh ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.