Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu thành phố rà soát lại toàn bộ các chung cư trên địa bàn liên quan đến phòng, chống động đất.
Liên quan đến vấn đề này, rung chấn từ trận động đất mạnh 7,7 độ Richter tại Myanmar trưa 28/3 đã lan xa tới tận Việt Nam. Người dân ở Hà Nội, TPHCM, Bình Dương… thấy nhà rung chuyển, chóng mặt như bị tụt huyết áp, nhất là người sống trên các chung cư cao tầng.

Tại TPHCM, hơn 300 hộ dân đang sinh sống tại chung cư Diamond Riverside phản ánh căn hộ của họ xuất hiện nhiều vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc sau ít giờ vụ động đất tại Myanmar xảy ra.
Đối với các công trình tại Việt Nam, ông Lê Văn Thịnh, cựu Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, thiết kế chống động đất là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng, đặc biệt trong các khu vực địa chất không ổn định. Yêu cầu thiết kế chống động đất không chỉ được quy định bởi pháp luật mà còn là tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để bảo vệ công trình khỏi các tác động của động đất.

Chuyên gia chỉ cách gia cố toà nhà bị nứt do rung chấn động đất
Theo chuyên gia, nhiều khu chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, xây dựng trước khi có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về động đất. Nếu không được gia cố có nguy cơ nứt, thậm chí sụp đổ khi xảy ra động đất và rung chấn mạnh.

Thực hư hơn 300 căn hộ tại TPHCM bị nứt tường nghi do rung chấn động đất
Hàng trăm căn hộ tại một chung cư ở TPHCM đã xuất hiện các vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc. Nhiều cư dân cho rằng nguyên nhân do rung chấn động đất từ Myanmar.

Sập tòa nhà ở Thái Lan, công trình Việt Nam có quy định chịu động đất?
Nếu công trình không được thiết kế để chịu động đất theo tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp, rung chấn có thể gây ra mất ổn định kết cấu, có nguy cơ đổ sập.