Với trường hợp trên, công dân thắc mắc có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng theo quy định của Luật Đất đai 2024 hay không? Có phải cấp lại hay cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới hay không?
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Khoản 6 Điều 135 Luật Đất đai năm 2024 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trong đó quy định cụ thể: Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 137 của luật này hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có sổ đỏ đã cấp, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi sổ đỏ, diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế…
Điểm b Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 101 năm 2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp sổ đỏ.
Theo đó, khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai mà thửa đất đã được cấp sổ đỏ theo bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai không phải thực hiện việc đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai mà sổ đỏ đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất, người sử dụng đất có nhu cầu cấp mới sổ đỏ hoặc thuộc trường hợp phải cấp mới sổ đỏ thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định của nghị định này để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên sổ đỏ.
Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định.
Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên sổ đỏ đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp sổ đỏ thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp sổ đỏ trước đây.
Từ những quy định trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị công dân nghiên cứu và liên hệ với cơ quan quản lý đất đai ở địa phương để thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đất nông nghiệp đã xây nhà ở nhiều năm có được cấp sổ đỏ?
Một thửa đất nông nghiệp không có giấy tờ, đã xây nhà ở từ năm 1995 và sử dụng ổn định đến nay, được thể hiện trên bản đồ địa chính đo năm 2003 với mục đích sử dụng là đất ở (ký hiệu T), phù hợp với quy hoạch đất ở. Thửa đất có được cấp sổ đỏ không?
Người sử dụng đất tự lập bản vẽ tách, hợp thửa đất có được cấp sổ đỏ không?
Bản vẽ tách, hợp thửa đất lập theo mẫu số 02/ĐK do Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ), Chi nhánh VPĐKĐĐ hoặc do đơn vị đo đạc có giấy phép thực hiện để người sử dụng đất nộp hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất (không do người sử dụng đất lập).
Năm 2025, diện tích được chuyển mục đích sử dụng đất là bao nhiêu?
Luật Đất đai 2024 quy định như thế nào về diện tích tối đa được chuyển mục đích sử dụng đất?