• Vietnamleads
  • Liên hệ
12/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

Pháp lý – ‘Ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế

12/07/2025
0 0
A A
0
Pháp lý – ‘Ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Sôi động thị trường, đa dạng mô hình

Từ vài năm trở lại đây, tài chính thay thế nổi lên như một phần không thể thiếu trong bức tranh vay tiêu dùng Việt Nam. Các tổ chức ngoài hệ thống ngân hàng và các nền tảng công nghệ đã giúp hàng triệu người dân chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng chính thống (unbanked, underbanked) có thêm cơ hội tiếp cận vốn nhanh chóng, đơn giản.

Khác với các kênh tín dụng truyền thống vốn yêu cầu nhiều điều kiện khắt khe, các mô hình tài chính thay thế thường có quy trình đơn giản, khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn, không cần thế chấp hay lịch sử tín dụng hoàn hảo. Tuy nhiên, đằng sau sự đa dạng của các mô hình là những khác biệt không nhỏ về mặt vận hành và pháp lý, tạo nên bốn nhóm chính: cầm đồ, cho vay ngắn hạn (payday loan), mua trước trả sau (BNPL) và cho vay ngang hàng (P2P lending).

Bài 5: Pháp lý – ‘Ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế- Ảnh 1.

 

Cầm đồ – Phân khúc duy nhất có khung pháp lý rõ ràng

Trong số đó, cầm đồ là lĩnh vực duy nhất hiện nay có hành lang pháp lý cụ thể, được giám sát theo nhiều lớp quy định như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Nghị định 96 sửa đổi (2023) và các quy định về phòng chống rửa tiền.

Không chỉ sở hữu giấy phép kinh doanh rõ ràng, các doanh nghiệp cầm đồ hiện đại còn có quy trình kiểm soát tài sản bảo đảm minh bạch, vận hành theo chuỗi và ứng dụng công nghệ toàn trình. Theo báo cáo về Tài chính thay thế trong thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam của FiinGroup, đến cuối năm 2024, dư nợ thị trường cầm đồ ước đạt 200 nghìn tỷ đồng (~8 tỷ USD), trong đó các chuỗi cầm đồ hiện đại chiếm khoảng 3,2% tổng quy mô, dẫn đầu bởi F88 – doanh nghiệp này đã duy trì mức tăng trưởng doanh thu trên 100% mỗi năm giai đoạn 2020 – 2022. Hiện doanh nghiệp này đang vận hành gần 900 cửa hàng, dẫn đầu dư nợ cho vay trong ngành nhờ khả năng số hóa toàn trình và mạng lưới phủ rộng toàn quốc.

Bài 5: Pháp lý – ‘Ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế- Ảnh 2.

Trong khi đó, các mô hình khác như payday loan, BNPL hay P2P Lending vẫn vận hành chủ yếu dựa trên hợp đồng dân sự, thiếu khung pháp lý đồng bộ. BNPL phát triển mạnh trong bán lẻ nhưng chưa có luật chuyên biệt, payday loan có nguy cơ thiếu minh bạch, còn P2P Lending vẫn đang được thí điểm dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

“Đại lý tài chính” – Giải pháp giảm thiểu rủi ro pháp lý

Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp chọn cách vận hành an toàn hơn thông qua mô hình “đại lý tài chính” – không trực tiếp giải ngân mà làm trung gian hỗ trợ thẩm định, tiếp nhận hồ sơ, còn dòng tiền do ngân hàng cấp phép giải ngân.

Nhiều mô hình hợp tác tiêu biểu đã xuất hiện: Techcombank và WinCommerce, Vietcombank và FPT Shop, hay gần đây là Ngân hàng Quân đội (MB) hợp tác cùng F88, biến hệ thống gần 900 cửa hàng của F88 thành điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc. Cách làm này giúp tách bạch rõ giữa dịch vụ tài chính và nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp và đơn giản hóa công tác giám sát.

Tuy nhiên, mức lãi suất trong mô hình này vẫn linh hoạt theo từng nhóm khách hàng, trong giới hạn quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự (tối đa 20%/năm nếu không thỏa thuận khác). Chi phí phụ trợ như phí bảo quản tài sản, bảo hiểm hay dịch vụ liên kết hiện chưa có chuẩn hóa chung, phụ thuộc vào năng lực vận hành của từng doanh nghiệp.

Khác biệt không nằm ở tên gọi, mà ở cách chọn khung pháp lý

Điều dễ gây nhầm lẫn với nhà đầu tư cá nhân là nhìn nhận thị trường tài chính thay thế như một khối rủi ro đồng nhất. Thực tế, yếu tố phân loại không phải ở tên gọi dịch vụ hay nền tảng công nghệ, mà nằm ở cách doanh nghiệp chọn vận hành: theo khuôn khổ pháp luật hiện hành chọn cách phát triển vượt khung kiểm soát.

Doanh nghiệp tuân thủ, minh bạch, có kiểm toán và vận hành theo quy trình rõ ràng luôn được thị trường vốn đánh giá cao hơn không chỉ vì họ “đúng luật”, mà còn vì khả năng kiểm soát rủi ro rõ ràng và dễ dự báo trong giám sát.

Ở nhiều thị trường phát triển như Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ cho thấy: các mô hình tài chính thay thế như “title lending”, BNPL hay P2P đều từng khởi phát trong vùng xám pháp lý, trước khi dần được luật hóa và trở thành một phần chính thức trong hệ sinh thái tài chính. Những doanh nghiệp tiên phong, chủ động vận hành minh bạch và kiểm soát nội bộ từ sớm, chính là những cái tên trụ vững khi thị trường bước vào giai đoạn thanh lọc.

Tại Việt Nam, Dự thảo Nghị định 94 ban hành ngày 29.4.2025 – được xem là bước đi đầu tiên xây dựng khung thử nghiệm cho fintech – cũng nhấn mạnh rằng chỉ có hoạt động cầm đồ đang được giám sát thực tế và liên tục. Baker McKenzie Việt Nam cũng nhận định, mô hình cầm đồ là một trong số ít mô hình “có kiểm soát” nhờ yếu tố pháp lý, tài sản bảo đảm và luồng vốn minh bạch.

Dù thị trường tài chính thay thế còn rất tiềm năng, đặc biệt trong nhóm dân cư chưa tiếp cận được ngân hàng, nhưng hành lang pháp lý của Việt Nam hiện nay mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi. Doanh nghiệp nào lựa chọn con đường tuân thủ pháp luật, xây dựng vận hành minh bạch, gắn kết chặt chẽ với hệ thống giám sát sẽ có cơ hội trở thành chuẩn mực ngành. Và đó cũng là nền tảng giúp họ có được định giá và mức độ tín nhiệm cao hơn trong mắt nhà đầu tư.


(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 hồ sơ, tài liệu sang cơ quan điều tra

Bài viết sau

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Bài viết liên quan

Phát hiện hơn 47 nghìn sản phẩm nhập lậu “núp bóng” các nền tảng mạng xã hội
Doanh nghiệp

Phát hiện hơn 47 nghìn sản phẩm nhập lậu “núp bóng” các nền tảng mạng xã hội

12/07/2025
0
Đạm Phú Mỹ sắp chi hơn 587 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông
Doanh nghiệp

Đạm Phú Mỹ sắp chi hơn 587 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông

11/07/2025
0
Lương tối thiểu dự kiến tăng 7,2% từ ngày 1/1/2026
Doanh nghiệp

Lương tối thiểu dự kiến tăng 7,2% từ ngày 1/1/2026

11/07/2025
0
Bài viết sau
Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • TikTok-viral beauty device maker APR turns 36-year-old founder into South Korea’s newest billionaire
  • Gã ‘lập dị’ trong thế giới kiến trúc, tạo ra những ‘ngôi nhà chữa lành’
  • Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Tiếp tục lao dốc
  • Bà Ngô Thị Vân làm Trưởng Thống kê tỉnh Quảng Ninh
  • Phát hiện hơn 47 nghìn sản phẩm nhập lậu “núp bóng” các nền tảng mạng xã hội

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.