• Vietnamleads
  • Liên hệ
23/05/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

Luật hóa việc thu giữ tài sản bảo đảm, lành mạnh hóa thị trường tài chính

23/05/2025
0 0
A A
0
Luật hóa việc thu giữ tài sản bảo đảm, lành mạnh hóa thị trường tài chính
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Đó là chia sẻ xử lý nợ xấu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 2, tại tọa đàm “Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu”. Tọa đàm do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 22/5/2025 tại TP. Hồ Chí Minh. 

NGHỊ QUYẾT 42 LÀ BƯỚC ĐI CHIẾN LƯỢC, PHÁP LÝ VỮNG CHẮC

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ vẫn còn nhiều phát sinh tồn tại hạn chế, cũng như trách nhiệm của khách hàng trong vay và trả nợ ngân hàng. Đồng thời, từ kết quả thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội phản ánh sự cần thiết luật hóa một số nội dung nhằm tạo thuận cho quá trình xử lý nợ xấu và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, với yêu cầu cao về tốc độ tăng trưởng.

Ngoài ra, việc luật hóa Nghị quyết 42 không chỉ tác động điều chỉnh trực tiếp đối với công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà còn mang lại những kết quả to lớn hơn, toàn diện hơn về thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cùng quan điểm này, GS.TS. Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), cho rằng trước những thách thức hiện tại và những kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn thí điểm, việc luật hóa các quy định hiệu quả của Nghị quyết 42 là bước đi chiến lược và cần thiết để tạo lập một khuôn khổ pháp lý vững chắc, đồng bộ và ổn định cho công tác xử lý nợ xấu.

 

“Xử lý nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tài chính lành mạnh, minh bạch và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước”

GS.TS. Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh.

Tuy nhiên, GS.TS. Võ Xuân Vinh cho rằng để luật hóa thực sự phát huy hiệu quả và bền vững, cần chú trọng đến việc xây dựng các quy định chi tiết, minh bạch, đảm bảo cân bằng hài hòa giữa quyền lợi của tổ chức tín dụng và người đi vay, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi chủ thể trong nền kinh tế.

“Xử lý nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tài chính lành mạnh, minh bạch và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh chia sẻ.

GS.TS. Võ Xuân Vinh đề xuất trước khi vay vốn, người dân, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các điều khoản, lãi suất, phí và các quy định liên quan đến tài sản đảm bảo. Trong quá trình vay, cần chủ động theo dõi tình hình tài chính, có kế hoạch trả nợ rõ ràng và thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn trong việc trả nợ để cùng tìm hướng giải quyết;

Về phía các cơ quan chức năng, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật trong hoạt động cho vay và xử lý nợ xấu. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tín dụng ngân hàng để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực thi các quy định về thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực từ phía các tổ chức tín dụng;

Cuối cùng, việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức tín dụng đánh giá chính xác hơn rủi ro tín dụng và người dân, doanh nghiệp nâng cao ý thức về lịch sử tín dụng của mình.

Tại tọa đàm, nhà báo Hà Ánh Bình, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, nhìn nhận: Sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực vào cuối năm 2023, hệ thống các tổ chức tín dụng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu do thiếu cơ chế đặc thù. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần tiếp tục luật hóa những nội dung cốt lõi, hiệu quả của Nghị quyết 42 nhằm bảo đảm tính liên tục, ổn định và bền vững cho quá trình lành mạnh hóa thị trường tài chính. 

THU GIỮ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT ĐỊNH

Góp ý kiến tới Tọa đàm, ông Trần Phương Hồng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TP. Hồ Chí Minh, cho biết Luật các Tổ chức tín dụng lần này bảo đảm cân bằng giữa quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ với các quyền hợp pháp của bên bảo đảm tài sản; đồng thời, ông Trần Phương Hồng đề xuất 3 ý kiến.

Một là, luật hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Theo đó, quy định rõ tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tại hợp đồng bảo đảm đã có thỏa thuận về việc này. Đồng thời, việc thu giữ tài sản bảo đảm phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định. Trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Hai là, luật hóa quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án. Theo đó, tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng sẽ không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc trường hợp có sự đồng ý của tổ chức tín dụng.

Ba là, luật hóa quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng.

Nhìn từ góc độ cơ quan tố tụng, TS. Sỹ Hồng Nam, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu tác động đến nhiều luật quan trọng như: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai,… do đó, để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của chế định này, cần phải luật hóa việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thành luật riêng.

 

Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã từng là một bước đột phá lớn trong hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Sau hơn 6 năm thực hiện, Nghị quyết đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần khơi thông dòng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được trung bình 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng, cao hơn gần 2.300 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Nghị quyết. Tổng cộng, hơn 443.800 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý. Tỷ lệ khách hàng tự nguyện trả nợ tăng từ khoảng 20% lên đến hơn 36%, hình thức xử lý nợ thông qua phát mại tài sản bảo đảm cũng đạt gần 21%.

Tuy nhiên, kể từ ngày Nghị quyết 42 hết hiệu lực (1/1/2024), một khoảng trống pháp lý đã xuất hiện, đặc biệt là việc tổ chức tín dụng không còn quyền thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm. Trong 2 tháng đầu năm 2025, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu lên mức vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Hơn 108 triệu hồ sơ khách hàng đã được xác thực sinh trắc học

Bài viết sau

Thuế quan đè nặng từng bước chân người tiêu dùng Mỹ

Bài viết liên quan

Một doanh nghiệp muốn 'rót tiền' lập quy hoạch mở rộng sân bay Côn Đảo
Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn ‘rót tiền’ lập quy hoạch mở rộng sân bay Côn Đảo

23/05/2025
0
Đưa thương hiệu Citadines vào vận hành tại Selavia
Doanh nghiệp

Đưa thương hiệu Citadines vào vận hành tại Selavia

22/05/2025
0
Sau hơn 6 năm, Thế Giới Di Động lại một lần nữa bước chân vào cuộc đua thương mại điện tử
Doanh nghiệp

Sau hơn 6 năm, Thế Giới Di Động lại một lần nữa bước chân vào cuộc đua thương mại điện tử

22/05/2025
0
Bài viết sau

Thuế quan đè nặng từng bước chân người tiêu dùng Mỹ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • China to accept durian shipments from another 1,000 farms, packaging facilities in Vietnam
  • UNESCO hỗ trợ Việt Nam xây dựng khung đạo đức AI 
  • Từ 1/7, nhà trọ quán ăn thuộc diện này phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
  • Ống đồng Toàn Phát – Hành trình từ doanh nghiệp nhỏ đến ‘vươn tầm’ quốc tế
  • Gửi kỳ hạn nào có lãi suất cao nhất?

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.