• Vietnamleads
  • Liên hệ
19/05/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

Học Mixue, loạt DN Việt Nam đẩy mạnh nhượng quyền trong năm 2025, khai phá các thị trường tỷ đô UAE, Ấn Độ, Qatar, Mỹ, EU…

19/05/2025
0 0
A A
0
Học Mixue, loạt DN Việt Nam đẩy mạnh nhượng quyền trong năm 2025, khai phá các thị trường tỷ đô UAE, Ấn Độ, Qatar, Mỹ, EU…
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Thông tin từ hệ sinh thái Go Global Holdings của chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân cho biết, có thêm 3 thương hiệu Việt Nam gồm chuỗi cà phê 24/7 Three O’Clock, chuỗi trà sữa Phúc Tea (tên quốc tế là HappiTea) và chuỗi dịch vụ chăm sóc mẹ và bé Care With Love vừa ký kết nhượng quyền quốc tế tại 2 khu vực Tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh – GCC.

Tại khu vực Tiểu lục địa Ấn Độ, thương hiệu Việt sẽ chính thức có mặt tại 4 nước gồm Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal. Đây là một trong những khu vực thị trường đang phát triển rất tiềm năng với dân số hơn 1,9 tỷ người, trong đó lớn nhất là Ấn Độ. Riêng Ấn Độ, năm 2022, dân số đã vượt qua Trung Quốc và trở thành thị trường đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ người – vươn lên là thị trường lớn thứ 5 trên thế giới theo giá trị GDP và lớn thứ 3 toàn cầu nếu tính theo GDP theo sức mua tương đương.

Với khu vực còn lại, thương hiệu Việt sẽ tiếp cận được người tiêu dùng tại 6 quốc gia gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE, Ả Rập Xê Út – Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman. Tính đến cuối năm 2024, tổng dân số vào khoảng 58 triệu người; tổng GDP lên đến 2,1 tỷ USD, xếp thứ 9 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới, với GDP đầu người từng quốc gia đều nằm trong top 50.

Tập đoàn Al Madini Group Of Companies LLC (AMG) sẽ nhận quyền độc quyền cho 6 nước ở khu vực GCC. Tập đoàn này cũng cam kết sẽ khai trương ít nhất 50 chi nhánh nhượng quyền mỗi thương hiệu tại khu vực này trong vòng 5 năm đầu tiên.

Học Mixue, loạt DN Việt Nam đẩy mạnh nhượng quyền trong năm 2025, khai phá các thị trường tỷ đô UAE, Ấn Độ, Qatar, Mỹ, EU…- Ảnh 1.

Ảnh: Three O’Clock dự kiến có cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ vào quý 2/2025.

Trước đó, thương hiệu cà phê 24/7 Three O’Clock của CTCP Teatime Franchise vào đầu năm nay đã ký hợp đồng nhượng quyền quốc tế. Theo chia sẻ của đại diện thương hiệu, Công ty đang gấp rút xây dựng chi nhánh đầu tiên tại Hyderabad, trung tâm du lịch của bang Telangana (Ấn Độ) để khai trương vào quý 2/2025.

Trong mảng logistics, CTCP Gozo cũng vừa ký nhượng quyền bưu cục chuyển phát quốc tế. Thông qua hình thức này, Gozo hướng tới các đối tác bản địa tại Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Canada, EU và Mỹ. Theo đó, Công ty đã ký hợp tác nhượng quyền với 3 đối tác đầu tiên tại Thái Lan – bước đệm cho chiến lược phủ rộng dịch vụ ở Đông Nam Á.

Về Gozo, sau hơn 5 năm phát triển Công ty đã xây dựng mạng lưới vận chuyển, gom hàng quốc gia theo các tuyến bay quốc tế có sẵn. Hiện tại, hệ thống đã có hơn 63 bưu cục trên toàn quốc, dự kiến mở rộng thêm 600 điểm nhận hàng vào năm 2027.

CEO Phan Duy Minh cho biết Gozo không thu phí nhượng quyền. Đối tác chỉ cần ký quỹ 20 triệu đồng để đảm bảo công nợ và sẽ được hoàn trả khi ngừng hợp tác. Chi phí đầu tư ban đầu cho một bưu cục dưới 30 triệu đồng (bao gồm ký quỹ, bảng hiệu, máy móc cơ bản). Điều này giúp các đối tác dễ dàng tiếp cận thị trường, giảm thiểu rủi ro tài chính ban đầu.

Mô hình này dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và hệ thống vận hành chuẩn hóa toàn quốc, cho phép bất kỳ cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ nào tại các huyện, thị xã, tỉnh lẻ đều có thể mở bưu cục chuyển phát nhanh quốc tế dưới thương hiệu Gozo Express mà không cần đầu tư hạ tầng phức tạp.

Học Mixue, loạt DN Việt Nam đẩy mạnh nhượng quyền trong năm 2025, khai phá các thị trường tỷ đô UAE, Ấn Độ, Qatar, Mỹ, EU…- Ảnh 2.

Ảnh: CTCP Gozo – startup mảng logistics đầu tiên vừa ký nhượng quyền bưu cục chuyển phát quốc tế.

Doanh nghiệp Việt cần học hỏi nhanh Mixue để phát triển thị trường

Với hình thức nhượng quyền, các thương hiệu Việt theo chuyên gia sẽ mở rộng thị trường nhanh hơn và có thể tiếp cận được các thị trường lớn, tiềm năng. Nhìn từ thế giới, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu Trung Quốc như Mixue, Chagee… là minh chứng cho sự thành công của hình thức nhượng quyền.

Nói về rủi ro Mixue khi phát triển quá mạnh tại Việt Nam, đang “lấn át” nhờ nhượng quyền, chuyên gia Nguyễn Phi Vân thẳng thắn: “Đây là chuyện đương nhiên của kinh tế tri thức. Ai học được cách và vận dụng được mô hình phát triển quốc tế hiệu quả thì người đó thắng . Thay vì trách họ chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp Việt nên học nhanh hơn”.

Theo bà, nhượng quyền là một trong những hình thức phát triển thị trường quốc tế hiệu quả nhất, là hình thức có thể xuất khẩu thương hiệu và mô hình kinh doanh mà bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể ứng dụng.

Tại các quốc gia có ngành nhượng quyền phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu, Nam Phi, hay tại khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung quốc, Philippines, Malaysia, đóng góp của ngành vào GDP quốc gia có thể từ 3-10%. Vì vậy, nhượng quyền được các chính phủ coi trọng vì giá trị đóng góp kinh tế quốc gia lẫn khả năng tạo công ăn việc làm cho người dân.

Ngành nhượng quyền thế giới đã đạt 2.920 tỷ USD, thị trường Việt Nam còn non trẻ

Theo công ty nghiên cứu thị trường Technavio, ngành nhượng quyền toàn cầu được ước tính có giá trị 2.920 tỷ USD năm 2023, với CAGR đạt 10,8% và sẽ đạt giá trị 4.380 tỷ USD đến năm 2027.

Học Mixue, loạt DN Việt Nam đẩy mạnh nhượng quyền trong năm 2025, khai phá các thị trường tỷ đô UAE, Ấn Độ, Qatar, Mỹ, EU…- Ảnh 3.

Tại Việt Nam, nhiều năm qua ngành nhượng quyền đang ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của các thương hiệu quốc tế nhượng quyền vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa thương hiệu Việt Nam nhượng quyền ra thị trường thế giới vẫn còn nhiều hạn chế, một phần là do thương hiệu nhượng quyền Việt Nam chưa được xây dựng nền tảng chuyên nghiệp, chưa biết cách đóng gói và phát triển nhượng quyền quốc tế.

Trong đó, nhiều quốc gia châu Á được biết đã đi trước 20-30 năm và vì vậy tạo ra nhiều thương hiệu và mô hình chuẩn để xuất khẩu sang Việt Nam. Còn Việt Nam, theo chuyên gia là một thị trường còn non trẻ, theo các chuyên gia hiện nay vẫn còn đang học hỏi và tiếp nhận để có thể ứng dụng mô hình vào việc phát triển mô hình và thương hiệu nội địa.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Bài viết sau

Hướng đến xây dựng Nghị quyết về giáo dục

Bài viết liên quan

Chuỗi workshop dành cho nhà đầu tư trẻ tìm kiếm cơ hội nhượng quyền
Doanh nghiệp

Chuỗi workshop dành cho nhà đầu tư trẻ tìm kiếm cơ hội nhượng quyền

19/05/2025
0
ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống
Doanh nghiệp

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

19/05/2025
0
Ba thương hiệu Việt nhượng quyền quốc tế thành công
Doanh nghiệp

Ba thương hiệu Việt nhượng quyền quốc tế thành công

19/05/2025
0
Bài viết sau
Hướng đến xây dựng Nghị quyết về giáo dục

Hướng đến xây dựng Nghị quyết về giáo dục

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
  • VN-Index starts week lower – VnExpress International
  • Lãnh đạo TPHCM tiếp đại diện Tập đoàn Trump, xúc tiến xây toà nhà Trump Tower
  • Dấu hiệu doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu
  • Loạt nước bị áp thuế đổi kế hoạch phút chót, “vây” đại diện Mỹ

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.