• Vietnamleads
  • Liên hệ
25/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

Dệt may Việt Nam đã có đủ tiềm lực đầu tư ra nước ngoài

23/07/2025
0 0
A A
0
Dệt may Việt Nam đã có đủ tiềm lực đầu tư ra nước ngoài
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Tại hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác Ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 10,6%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,7 tỷ USD, tăng 9,3%, xuất siêu 9,1 tỷ USD. Dự báo cả năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46 – 47 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành đang chịu áp lực từ thuế đối ứng của Mỹ, do kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Cùng với đó là tác động tiêu cực từ những căng thẳng địa chính trị, từ xung đột thương mại giữa các cường quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Trước những thách thức như vậy, ngành dệt may đã quyết tâm đưa ra các giải pháp thích ứng nhằm giữ vững đà tăng trưởng.

Cụ thể, nâng cao nội lực: như đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ AI và robot trong thiết kế, phát triển mẫu và sản xuất, chuyển đổi kép, kinh doanh tuần hoàn…

Đồng thời đa dạng hóa thị trường, khách hàng, mặt hàng và nguồn cung nguyên phụ liệu. Ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan ngành tập trung vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc (hàng giá trị cao), Canada, Nga, Anh, ASEAN…

Mặt khác, tăng cường thu hút đầu tư từ FDI và doanh nghiệp trong nước, đặc biệt vào các khu công nghiệp đạt chuẩn về môi trường. Phát triển nguyên phụ liệu trong nước để chủ động nguồn cung và đáp ứng xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để hưởng lợi ích thuế quan.

Đồng thời nỗ lực các giải pháp phát triển thị trường nội địa và thương hiệu Việt. Chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất xuất khẩu từ CMT sang FOB, ODM và OBM.

Song để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, tại hội nghị Phó Chủ tịch VITAS đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ ngành vươn dài “cánh tay” ra xa hơn nữa trên bản đồ thế giới.

Theo ông Cẩm, ngành dệt may hiện đang có nhu cầu tự túc nguyên phụ liệu rất lớn để chủ động nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường và đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTAs. Do đó, đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bên cạnh việc nắm bắt, cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu, tập quán, quy định về an toàn sản phẩm … ở nước sở tại, xúc tiến kêu gọi, giới thiệu các nhà đầu tư uy tín, có thế mạnh về vốn, công nghệ để sản xuất vải, phụ liệu tại Việt Nam.

Hơn nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đủ tiềm lực, có thể đầu tư ra nước ngoài để trở thành các tập đoàn toàn cầu, tận dụng lao động giá rẻ của một số nước (như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan…).

Vì vậy, ông Cẩm mong muốn các cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước này nắm bắt, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, chi phí nhân công, yếu tố rủi ro (nếu có) của một số nước có đông lao động để các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngành dệt may hiện đang rất thiếu lao động trình độ cao cho các khâu thiết kế sinh thái, dệt, nhuộm…, trong khi đó, với cơ chế tự chủ tài chính, rất ít trường đủ nguồn lực đào tạo các nghề này do thiếu giảng viên, chi phí cao, thời gian đào tạo dài. 

Để tháo gỡ vướng mắc này, ông Cẩm đề nghị các cơ quan đại diện tại các nước có công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ… liên hệ các cơ sở đào tạo có danh tiếng để có thể gửi giáo viên, sinh viên đi đào tạo. Đồng thời, đại diện Vitas đề nghị Nhà nước cấp kinh phí công tác đào tạo này, coi đây là khoản đầu tư công.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Ngân hàng Nhà nước nói về xu hướng lãi suất

Bài viết sau

Tin tặc dồn dập tấn công Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ

Bài viết liên quan

Tiếp tục bổ sung tàu bay, Vietnam Airlines nâng cao năng lực phục vụ các dịp cao điểm hè 2025
Doanh nghiệp

Tiếp tục bổ sung tàu bay, Vietnam Airlines nâng cao năng lực phục vụ các dịp cao điểm hè 2025

25/07/2025
0
Nợ thuế 1.800 tỉ đồng, tiếp tục cưỡng chế dừng thủ tục hải quan Xuyên Việt Oil
Doanh nghiệp

Nợ thuế 1.800 tỉ đồng, tiếp tục cưỡng chế dừng thủ tục hải quan Xuyên Việt Oil

24/07/2025
0
Từng được Shark Hưng đổ tiền nhiều nhất sau Shark Tank, đặt tham vọng xây 2.000 trạm sạc, startup pin điện đa năng Mopo giờ ra sao?
Doanh nghiệp

Từng được Shark Hưng đổ tiền nhiều nhất sau Shark Tank, đặt tham vọng xây 2.000 trạm sạc, startup pin điện đa năng Mopo giờ ra sao?

24/07/2025
0
Bài viết sau
Tin tặc dồn dập tấn công Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ

Tin tặc dồn dập tấn công Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • TP.HCM: Ổn định bộ máy, kiên định với mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025
  • Taobao Thailand posts 60% jump in user registration thanks to localized app
  • Việt Nam đang sở hữu nhiều cộng đồng công nghệ tiềm năng
  • KITA Airport City tiếp tục bàn giao sổ hồng cho khách đã mua hàng
  • Kiện toàn lực lượng, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai trong tình hình mới

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.