• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Thứ Sáu, Tháng Một 27, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Đầu tư

Vốn đầu tư – yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng

06/04/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
7
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2022 cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của 2 năm trước, đòi hỏi phải tăng lượng vốn đầu tư, bởi đây là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng.

Tăng lượng vốn đầu tư

Lượng vốn đầu tư không chỉ thể hiện ở số vốn tuyệt đối, mà thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP. Hai năm trước, tỷ lệ này ở mức 34,4% – cao hơn tỷ lệ của 10 năm trước đó. Năm 2022, tăng trưởng GDP theo mục tiêu 6%, với tốc độ tăng giá (giảm phát) GDP khoảng 4%, thì GDP theo giá thực tế sẽ tăng trên 10,2% (khoảng 9,26 triệu tỷ đồng).

Với tỷ lệ vốn đầu tư phát triển như 2 năm trước, thì tổng vốn đầu tư phát triển phải đạt 3,19 triệu tỷ đồng, tăng trên 10,1% so với lượng vốn của năm trước. Tuy nhiên, lượng vốn này tính trên tốc độ tăng giá 4%, nếu thực tế giá tăng cao hơn, thì lượng vốn thực tế phải cao hơn (trên 3,2 triệu tỷ đồng).

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP quý I/2022 mới đạt 26,4%, thấp hơn nhiều các thời kỳ trước. Vấn đề đặt ra, cần triển khai nhanh đầu tư, kiểm soát chặt chẽ việc tăng giá vật liệu xây dựng hiện đang rất cao.

Có 3 nguồn vốn đầu tư. Nguồn thứ nhất là vốn khu vực nhà nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác. Năm trước, nguồn này chiếm 24,7% tổng số (thấp nhất so với nhiều năm trước – bình quân 2016-2020 là 34%). Kế hoạch năm nay của nguồn vốn ngân sách tăng 24,4% – cao gấp đôi tốc độ chung – là quyết tâm lớn của Chính phủ. Vấn đề đặt ra là, phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện khi quý I mới đạt 14,4%. Để tăng tỷ trọng đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, cần thực hiện nhanh việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm  ADB nâng mức tài trợ khí hậu lên 100 tỷ USD

Nguồn thứ hai là khu vực ngoài nhà nước. Năm 2021, tỷ trọng nguồn này đã ở mức khá cao (59,5%), quý I/2022 còn 57,5%. Có hai vấn đề lớn là, cần hướng vào đầu tư trực tiếp cho sản xuất – kinh doanh, hạn chế “lái” và “chôn” vào các kênh đầu cơ rủi ro; đẩy mạnh khởi nghiệp, giảm thiểu giải thể, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, tăng số doanh nghiệp đang hoạt động.

Nguồn thứ ba là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng nguồn này năm 2021 giảm mạnh còn 15,8%, quý I/2022 đạt 18,2% có khá hơn nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% và cao nhất cùng kỳ 5 năm qua. Vấn đề đặt ra là, cần đẩy mạnh việc thu hút để lấy lại tỷ trọng trước đây (trên 20%) và quan trọng hơn là tăng chất lượng nguồn vốn này.

Tăng hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư biểu hiện bằng hệ số ICOR. Hệ số ICOR 2 năm trước rất cao (trên 14 lần), làm cho để tăng 1 đồng GDP giá so sánh, phải đầu tư tới trên 14 đồng vốn. Để tăng hiệu quả đầu tư, có nhiều giải pháp.

Trước hết, phải khắc phục các hạn chế trước đây. Hạn chế của nguồn vốn khu vực nhà nước có nhiều. Đối với nguồn ngân sách nhà nước, còn tình trạng phân tán, triển khai chậm, thi công chậm, còn bị lãng phí, thất thoát. Với nguồn vốn vay, thường triển khai chậm, trong khi vốn vay phải tính lãi ngay từ ngày vay, tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia tuy chưa vượt trần cho phép, nhưng ngân sách bội chi, phần trả lãi chiếm tỷ trọng cao tổng chi ngân sách, nếu tính cả nợ gốc thì còn chiếm tỷ lệ khá cao (dù chưa vượt trần Quốc hội cho phép).

Xem thêm  Áp lực lo điện cho phục hồi kinh tế

Với nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp do sức cạnh tranh thấp. Do vậy, cần đẩy nhanh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đối với khu vực ngoài nhà nước, hạn chế lớn nhất là còn bị “chôn” vào các kênh đầu cơ đầy rủi ro, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, hiệu quả hoạt động còn rất thấp (tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ đạt 2,84%, thấp xa so với tỷ lệ chung 3,38% và thấp xa so với lãi suất cho vay trung, dài hạn (khoảng 10,2%). Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, còn tình trạng gia công lắp ráp, nhập khẩu còn lớn, còn tình trạng chuyển giá để né thuế…

Năm nay, để nâng cao hiệu quả đầu tư, còn có những thách thức mới. Chi phí đầu tư đã tăng cao do giá vật liệu xây dựng chủ yếu tăng rất cao, thậm chí có loại có tốc độ tăng cao hơn tốc độ chung. Giá xây dựng tăng cao sẽ làm cho giá thành công trình xây dựng tăng cao, làm cho hiệu quả đầu tư bị thấp xuống. Chi phí này sẽ làm cho giá thành sản xuất và giá bán hàng hóa, dịch vụ tăng cao… Hiệu quả đầu tư còn bị giảm do có một phần vốn đầu tư bị “lái”, bị “chôn” vào các kênh đầu cơ có nhiều rủi ro hoặc vào “sân sau”, “lợi ích nhóm”…, làm thất thoát vốn…

Xem thêm  Nhiều doanh nghiệp FDI đến Đà Nẵng tìm hiểu đầu tư
Nguồn: Đầu tư
Từ khoá: đầu tư
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Bố trí vốn xây nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay Sân bay Côn Đảo

Bài viết sau

Thành lập Hiệp hội văn hoá ẩm thực TP. Đà Nẵng – DCCA

Bài viết liên quan

Đầu tư

Nhà máy lọc hóa dầu đang chờ cơ chế

10/01/2023
1
Đầu tư

Đà Nẵng sắp đấu giá cho thuê 3 khu đất lớn 

10/01/2023
0
Đầu tư

TP. HCM có 46 ha đất “sạch” nằm rải rác để thu hút đầu tư

10/01/2023
0
Bài viết sau

Thành lập Hiệp hội văn hoá ẩm thực TP. Đà Nẵng – DCCA

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Bình Dương​ dự kiến thu hồi hơn 164 ha đất trong năm 2023

10/01/2023

Nhà máy lọc hóa dầu đang chờ cơ chế

10/01/2023

Đà Nẵng sắp đấu giá cho thuê 3 khu đất lớn 

10/01/2023

TP. HCM có 46 ha đất “sạch” nằm rải rác để thu hút đầu tư

10/01/2023

Cần hơn 21,000 tỷ để vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia

10/01/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • CEO May 10: “Dịch bệnh là áp lực rất lớn buộc chúng tôi thay đổi”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

ADB (2) Agribank (2) ASEAN (2) ATM (3) BIDV (3) bán lẻ (2) Bất động sản (3) chuyển đổi số (34) Chứng khoán (3) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (5) doanh nghiệp (92) Dự án (2) FDI (3) giải pháp (2) HDBank (2) Hose (2) hạ tầng (47) hạ tầng giao thông (2) kinh tế (3) logistics (3) metaverse (30) Mobifone (2) mã Pin (2) ngân hàng (4) NHNN (3) OCB (2) quy định (2) SJC (2) Techcombank (2) thị trường (62) thực phẩm (2) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (105) USD (2) Vietnamleads (23) VN-Index (5) VNPT (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (108)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Bảo hiểm
    • Ngân hàng
  • Chuyển đổi số
  • Metaverse
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu? Đăng ký

Tạo Tài khoản mới!

Đăng ký với Facebook
Đăng ký với Google
Hoặc

Vui lòng nhập thông tin bên dưới để đăng ký

Tất cả thông tin đều bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập