Chủ trương xây dựng một Nghị quyết thực sự đột phá về cơ chế chính sách cho kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm vị thế đã và đang được Bộ Chính trị, Chính phủ triển khai gấp rút. Bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân có vai trò và động lực to lớn, không thể thiếu được trong nền kinh tế. Tuy nhiên, qua nhiều năm, khu vực này vẫn thiếu sự gắn kết, số lượng doanh nghiệp tư nhân nhiều, song số doanh nghiệp lớn trở thành đại doanh nghiệp còn ít.
Kinh tế tư nhân – động lực bứt phá, chủ lực của phát triển thịnh vượng
Theo thống kê của Bộ Tài chính hiện Việt Nam đang có khoảng 940.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, chiếm 45% GDP, đóng góp 98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tư nhân lớn, vượt ra quy mô trở thành doanh nghiệp toàn cầu, khu vực của Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển về lượng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt là người giàu có, triệu phú, tỷ phú đã và đang xuất hiện và lớn mạnh. Theo thống kê của Tạp chí Forbes (Mỹ), Việt Nam hiện có khoảng 5-6 tỷ phú USD. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được cho là có tầng lớp trung lưu gia tăng từ vài triệu đến gần vài chục triệu người. Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, năng lực doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt vẫn còn khiêm tốn.

Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong các động lực để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên mới (Ảnh minh hoạ)
Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Đội ngũ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dù có lớn mạnh so với trước song so với các nước khác và thế giới, chúng ta còn quá nhỏ bé. Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp nước ngoài với tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI chiếm 70%. Chuỗi liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt dù đã có, song ít và chưa có hiệu quả cao. Khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt vẫn nhỏ bé so với quy mô, năng lực của doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam. Khả năng chống chịu những cú sốc, những cách thức cạnh tranh mới (bằng thương mại điện tử, kinh tế số, công nghệ nguồn…) so với doanh nghiệp nước khác vẫn yếu, thậm chí “không có cửa thắng”.
Theo GS Mại, có những vấn đề nổi lên khiến doanh nghiệp tư nhân khó lớn mạnh dù sắm vai trò to lớn và không thể thiếu được trong nền kinh tế.“Vốn, tiếp cận đất đai và bàn tay – bệ đỡ của một nhà nước kiến tạo. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam rất linh hoạt, chủ động tìm mọi cách làm giàu trong một môi trường kinh doanh còn nhiều trắc trở. Vốn là trở ngại lớn cho họ khi bước vào kinh doanh bởi vì chi phí lãi vay lớn, ăn mòn lợi nhuận. Giá đất cao, khiến doanh nghiệp khó triển khai mở rộng đầu ư và thứ 3 là thiếu bệ đỡ thực sự của Nhà nước cho quản trị, cho hạ tầng, cho liên kết phát triển”, ông Mại cho hay.

Về vấn đề tài chính, hiện doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, cả doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa và khu vực hợp tác xã vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Kênh huy động từ thị trường chứng khoán hạn chế, trái phiếu sau thời gian phát triển mạnh, bị ảnh hưởng, suy giảm
Câu chuyện vốn cho doanh nghiệp là vấn đề muôn thuở. Chúng ta thấy doanh nghiệp tư nhân rất năng động, sáng tạo và có ý chí khát vọng phát triển, nhưng một trong những vấn đề bó buộc họ chính là tìm đâu ra vốn để xoay vòng đầu tư, duy trì sản xuất, và phát triển.
Mặt bằng chi phí vốn cao, trong khi thị trường thiếu ổn định. Doanh nghiệp dành được đơn hàng duy trì sản xuất cũng quá khó khăn, còn phải trả nợ lãi suất cao. Chúng ta thấy rõ động thái Chính phủ khi rất nhiều lần kêu gọi ngành ngân hàng giam lãi, để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực sản xuất, còn chưa thấm, lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo khởi nghiệp thì không thể đi vay ngân hàng để đầu tư vì hệ số chi phí quá lớn, trong khi sản phẩm sáng tạo rủi ro.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, kinh tế trưởng của BIDV cho rằng: Muốn phát triển kinh tế tư nhân lớn mạnh, chúng ta cần nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân trở thành những con sếu đầu đàn hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển nói chung. Đây phải là các doanh nghiệp dẫn dắt phát triển, đi đầu trong đổi mới công nghệ, xanh hóa chuỗi sản xuất, cung ứng.
Theo giới chuyên gia, đối với các startup (khởi nghiệp) các dự án mới, sản phẩm mới, vật liệu mới và công trình mới. Với ứng dụng đồng loạt khoa học công nghệ mới vào sản xuất, lĩnh vực khoa học công nghệ thấy rõ sự tham gia của doanh nghiệp khởi nghiệp vào vật liệu mới.

Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp là những lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân mong muốn đi vào song thiếu cơ chế hỗ trợ họ phát triển
Trong các ứng dụng là vật liệu mới. Hiện nay do các quốc gia phát triển đang đưa ra hàng loạt yêu cầu về phát triển bền vững, xanh hóa đối với sản phẩm, chuỗi liên kết nên doanh nghiệp Việt có nhiều đòi hỏi về vật liệu mới.
Tuy nhiên, để cho ra đời các sản phẩm vật liệu mới, cần thời gian nghiên cứu sâu và thương mại hóa các sản phẩm đó. Chí phí cho nghiên cứu rất lớn, đặc biệt là có thể gặp thất bại, bị cạnh tranh bởi các nước khác. Chúng ta cần thiết phải có quỹ đầu tư của Nhà nước dành cho cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới.
“Lượng vốn lớn, chi phí rẻ, thậm chí không lãi suất cho doanh nghiệp có lịch sử tốt, có ý tưởng hay và thiết thực bởi cái đích cuối cùng của họ là tạo ra sản phẩm tốt, hiệu quả phát triển chứ không thể giữ khư khu đồng vốn bảo toàn”, GS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính cho hay.
Theo ông Thịnh, đối với startup, đặc biệt là công nghệ, sản phẩm mới, doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã có kế hoạch kinh doanh tốt, tiếp cận. Một số chuyên gia, kênh huy động vốn cần được hồi phục nhanh bởi đây là dòng vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Kinh tế tư nhân len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
Liên quan đến vấn đề chi phí vốn, cần thay đổi quan điểm chỉ dựa vào dòng vốn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp nhỏ, vừa, các startup cần hướng đến tận dụng thị trường chứng khoán, trái phiếu để huy động vốn dài hạn cho phát triển.
Có thể nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa sử dụng được kênh trái phiếu doanh nghiệp, nhưng đối với doanh nghiệp lớn, kênh huy động từ trái phiếu rất quan trọng.
Dòng vốn dài hạn, lãi thỏa thuận, hợp tác nhà đầu tư và doanh nghiệp trên nguyên tắc cùng thắng. Chính vì vậy, phải làm sao khơi thông được kênh huy động vốn từ trái phiếu, để doanh nghiệp thoái nỗi lo, gánh nặng chi phí vốn để phát triển.
Theo GS Hoàng Văn Cường, Đại học Kinh tế Quốc dân: Doanh nghiệp tư nhân cần hỗ trợ lớn từ Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, trong chuyển đổi số và chi phí vốn.
“Có thể chúng ta miễn giảm thuế cho họ trong 1-2 năm đầu, bên cạnh đó là phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp vay không lãi suất để nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng mới. Đó cũng là cách để chúng ta đầu tư trở lại, nuôi dưỡng những doanh nghiệp khởi nghiệp để dần chúng ta có được doanh nghiệp lớn”, ông Cường nêu.

TS Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế
Trao đổi với PV Dân Việt, TS Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Kinh tế tư nhân 1 động lực chủ yếu của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế. Thay đổi về luật pháp, tư duy chính trị đã làm thay đổi tạo ra khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh, từ chỗ không có gì, đến nay chúng ta có gần 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, mục tiêu 1,5-2 triệu doanh nghiệp, tôi cho rằng mục tiêu này cần thiết, có lượng mới có chất.
“Phải nói rằng, kinh tế tư nhân len lỏi vào tất cả những vùng miền kinh tế quốc gia; ở tất cả lĩnh vực, cung cấp tất cả các loại dịch vụ, hàng hoá phục vụ cho người dân. Chúng ta cũng không thể hình dung được nếu thiếu kinh tế tư nhân, cuộc sống chúng ta sẽ ra sao!?”, TS Cung nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, kinh tế tư nhân là khu vực cần được hỗ trợ lớn nhất, mạnh nhất bởi họ là nhân tố tạo ra tăng trưởng bền vững, giải quyết được lao động và hướng đến phát triển.
“Chúng ta cần khuyến khích người giàu nhiều hơn, bởi có nhiều người là dân giàu, thì đất nước mới mạnh. Ở nước khác, người ta coi trọng người giàu, họ không quá quan tâm anh mua xe gì, ở nhà biệt thự nào, cả xã hội tưởng thưởng xứng đáng cho người giàu. Xã hội Việt Nam hiện nay không thể theo trật tự ngày xưa: Sĩ, nông, công, thương. Vai trò của thương bây giờ phải lớn hơn, vai trò của công cũng khác”, bà Lan nói.
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, 50 năm qua, khi đất nước giải phóng, chúng ta từ nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, lọt top 6, top 4 ASEAN về GDP, xuất khẩu đạt gần 700 tỷ USD và mục tiêu có thể đến 1.000 tỷ USD…. Tuy nhiên, phải nói rằng chúng ta vẫn rất khiêm tốn do với tiềm năng. Kim ngạch xuất nhập khẩu, chúng ta vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI, khu vực trong nước vẫn nhập siêu. Chúng ta là nền kinh tế lớn song số lượng tỷ phú USD thua thiệt hơn nhiều nước Singapore, Thái Lan, Indonesia.