• Vietnamleads
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
Vietnamleads
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
VNL
Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Đầu tư

Giải pháp nào cho sự phục hồi kinh tế?

02/03/2022
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
6
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế- xã hội cao nhất trong năm 2022.

Kinh tế còn khó khăn

Dù các chỉ số kinh tế vĩ mô của hai tháng đầu năm là khá tích cực, song ở một góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho rằng, vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý.

Dễ thấy nhất, đó là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày trong cộng đồng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại Hà Nội. Bên cạnh đó, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài trong tháng cũng đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi ở các tỉnh phía Bắc.

Đây là những yếu tố được Tổng cục Thống kê cho rằng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Chưa kể, việc giá thức ăn chăn nuôi, giá phân bón và nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao, đặc biệt giá xăng, giá dầu liên tục tăng đã gây áp lực đến các hoạt động sản xuất – kinh doanh của nền kinh tế.

Trên thực tế, mặc dù sản xuất công nghiệp cũng vẫn đang trên đà tăng trưởng (tăng 5,4% so với cùng kỳ), song điều đáng lo là, chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2022 của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.

Chẳng hạn, TP.HCM chỉ tăng 2,1%; Long An tăng 1,1%; Bắc Ninh tăng 0,1%. Trong khi đó, Tiền Giang giảm 0,1%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 2,6%; Hà Tĩnh giảm 11,5%.

Xem thêm  Trung tâm trí tuệ nhân tạo 2.000 tỷ, rộng 15,25 ha sắp hình thành tại Quy Nhơn

Hơn nữa, theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kết quả hoạt động của các ngành thương mại và dịch vụ trong hai tháng đầu năm 2022 tiếp tục giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm 2021, dù đây là thời điểm có hai kỳ nghỉ Tết kéo dài.

Ngoại trừ bán lẻ hàng hóa tăng 3,1% thì doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống vẫn giảm 1,8%; doanh thu dịch vụ lữ hành giảm 10,9%; các dịch vụ khác giảm 5,9%. Điều này cho thấy sức mua của nền kinh tế vẫn chưa hồi phục.

Thêm vào đó, cán cân thương mại hàng hóa trong hai tháng đầu năm 2022 nhập siêu 937 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,6 tỷ USD. Trong bối cảnh này, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng giảm hoặc tăng thấp.

Chẳng hạn, điện thoại và linh kiện giảm 15,1%; rau quả giảm 12,3%; chè giảm 10,8%; hạt điều giảm 2,4%…

Một điều đáng lưu ý nữa là, trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động (42.600 doanh nghiệp) thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (44.9000 doanh nghiệp).

“Điều này cho thấy một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tình hình sản xuất – kinh doanh chưa thể phục hồi như trước, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Xem thêm  Quảng Bình thu hút đầu tư năng lượng xanh

Giải pháp nào để phục hồi kinh tế?

Để kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế – xã hội cao nhất trong các tháng tiếp theo của năm 2022, Tổng cục Thống kê đã đề xuất 6 giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Trước tiên và rất quan trọng, đó là tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là yếu tố nền tảng để đảm bảo cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Thứ hai, là đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất các ngành công nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, cần theo dõi sát diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới và trong nước; có các giải pháp bảo đảm cung cầu xăng, dầu trong nước và hạn chế mức tăng giá. Bên cạnh đó, có phương án, giải pháp cung cấp, cân đối hàng hóa thiết yếu trên thị trường trong điều kiện các nguồn cung truyền thống có thể bị suy giảm. Phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới…

Thứ ba, là triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và ổn định, phát triển thị trường lao động; kết nối cung cầu, điều tiết thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho các địa phương công nghiệp trọng điểm.

Hiện tại, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng F0, F1 phải cách ly nhiều nên các chuyên gia lo ngại rằng, tình trạng thiếu nhân lực có thể xảy ra.

Xem thêm  Hợp tác công - tư trong quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam

Thứ tư, là hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất – kinh doanh, nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ.

Thứ năm, là triển khai sớm lộ trình mở cửa trở lại hoạt động du lịch, bảo đảm tính tổng thể, liên thông, thống nhất, nhất quán với hoạt động giao thông – vận tải trong mọi loại hình và an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả; phấn đấu mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Và thứ sáu, là có các giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

Theo đó, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Cùng với đó, Tổng cục Thống kê cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

 

Nguồn: Đầu tư
Từ khoá: đầu tư
Chia sẻTweetGửi

Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo từ Bài viết đang xem?

Huỷ đăng ký
Bài viết trước

Các ngân hàng lớn nhất nước Nga bị thổi bay gần 80% vốn hóa

Bài viết sau

VinFast và Pininfarina công bố chi tiết thiết kế xe điện VF 8 và VF 9

Bài viết liên quan

Đầu tư

Hải Dương đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông

21/03/2023
0
Đầu tư

‘Khai tử’ dự án hơn 12.000 m2 trong khu công nghiệp lớn tại Thanh Hoá

13/03/2023
23
Đầu tư

FDI đăng ký mới vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

27/02/2023
3
Bài viết sau

VinFast và Pininfarina công bố chi tiết thiết kế xe điện VF 8 và VF 9

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao

21/03/2023

Hải Dương đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông

21/03/2023

Quyết tâm xây dựng 2 tuyến cao tốc chiến lược

13/03/2023

‘Khai tử’ dự án hơn 12.000 m2 trong khu công nghiệp lớn tại Thanh Hoá

13/03/2023

Cổ phiếu chứng khoán khó có khả năng tạo sóng?

13/03/2023

Bài viết xem nhiều

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn với gói giải pháp từ Mobifone

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Gen Z: Từ tính độc bản cá nhân đến NFT

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa”

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • VinFast công bố 2 mẫu xe điện mới tại Los Angeles Auto Show 2021

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

Thẻ

Agribank (2) ASEAN (3) ATM (3) BIDV (4) Bất động sản (6) chuyển đổi số (34) chính sách (8) Chứng khoán (4) CNTT (3) Covid-19 (16) công nghệ (3) cổ phiếu (6) doanh nghiệp (122) ETF (2) EVN (2) FDI (4) HDBank (2) hạ tầng (66) kinh tế (4) logistics (3) metaverse (32) Metro (2) Mobifone (2) ngân hàng (5) NHNN (3) OCB (2) quy định (9) số hóa (15) TCTD (2) thị trường (74) thực phẩm (2) TP.HCM (4) TPBank (3) TTCK (3) tài chính (136) VietCredit (2) VietinBank (2) Vietnamleads (23) Vinfast (2) VN-Index (5) VNPT (2) Xu hướng (2) Đà Nẵng (3) đất đai (2) đầu tư (170)
  • Vietnamleads
  • Liên hệ
Email us: us@vietnamleads.com

© 2021 | Vietnamleads

Không có kêt quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
  • Số hóa
  • Chính sách
  • Đăng nhập

© 2021 | Vietnamleads

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Hoặc

Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

Quên Mật khẩu?

Lấy lại Mật khẩu

Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

Đăng nhập
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used.