• Vietnamleads
  • Liên hệ
08/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Chuyển đổi số

Nhức nhối vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm

08/07/2025
0 0
A A
0
Nhức nhối vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam”, do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) tổ chức ngày 8/7, nhằm hưởng ứng nhiệm vụ triển khai các chính sách quốc gia về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời cụ thể hóa các định hướng trong Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số, logistics, nông nghiệp, thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu.

HÀNG LOẠT BẤT CẬP VỀ TRUY XUẤT HÀNG HÓA

Đại tá Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu Quốc gia (Bộ Công an), cho biết hiện hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn và đặt ra thách thức với các đơn vị chức năng, gây hoang mang với người tiêu dùng. Theo ông Tiến, trong 5 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng trên cả nước đã xử lý hơn 40.000 vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, với tổng giá trị xử phạt lên tới 6.500 tỷ đồng. Nổi bật là tình trạng hàng giả trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

Số liệu từ Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết trên phạm vi toàn cầu, hàng giả gây thiệt hại tới 467 tỷ USD/năm (theo OECD, 2025), trong đó chủ yếu là giày dép, quần áo, mỹ phẩm, dược phẩm (cụ thể là giả chất lượng – sai lệch thành phần, chất lượng công bố; giả thương hiệu – giả mạo nhãn hiệu, bao bì; giả nguồn gốc – thông tin xuất xứ sai lệch).

Ở trong nước, tình trạng hàng giả cũng ngày càng phức tạp. Theo đó, trên 47 nghìn vụ hàng giả/gian lận bị xử lý trong năm 2024, và xu hướng gia tăng trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Hàng giả xâm nhập sâu trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, tiêu dùng. Đặc biệt, trong đó một số vụ triệt phá hàng giả lớn tại Việt Nam, như vụ giả thuốc tại TP.HCM (56.000 viên thuốc giả); vụ sữa giả (Hà Nội) – 26.740 lon sữa giả (ước tính gây thiệt hại 500 tỷ đồng); vụ hóa mỹ phẩm (Nghệ An) – 480.000 sản phẩm giả; vụ thiết bị điện tử giả (Hà Nội) – 25.000 sản phẩm giả (gây thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng).

Nhức nhối vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 1

Mặc dù truy xuất nguồn gốc được xem là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo vệ sản phẩm và trường và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước, tuy nhiên, theo Đại tá Phạm Minh Tiến, việc truy xuất nguồn gốc hiện nay còn có một số bất cập.

 

“Trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, có như vậy mới định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được”.

Ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia.

Cụ thể: (1) không thống nhất mã định danh thống nhất trên toàn quốc; (2) dữ liệu phân tán theo các bộ ngành, lĩnh vực, chưa tập trung; (3) Việc truy xuất nguồn gốc hiện nay có thực hiện nhưng mới là hình thức, thiếu chiều sâu (chưa thể hiện được chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu, sản xuất đến người tiêu dùng); (4) Không kiểm soát hiệu quả hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử.

(5) người tiêu dùng chưa có một công cụ thể xác thực; (6) cơ quan chức năng xử lý thủ công, bị động chưa có kiểm soát chặt chẽ; (7) doanh nghiệp không bắt buộc phải tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hoá; (8) Thiếu liên thông giữa truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng hàng hoá; (9) không có cơ sở dữ liệu tập trung để đánh giá và kiểm soát hàng hoá.

“Từ góc độ quản lý nhà nước về dữ liệu, chúng tôi nhận thấy việc triển khai các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến như chuỗi khối (Blockchain) là giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm an toàn thị trường và tăng cường tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng”, ông Phạm Minh Tiến cho hay.

Ông Bùi Bá Chính, quyền Giám đốc Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, châu Âu thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đều được mã hóa định danh trên toàn chuỗi sản xuất và đến khâu xuất khẩu. Vì thế, theo ông Chính, Việt Nam có thể kiểm soát và truy xuất nguồn gốc để định danh sản phẩm, kê khai một cách minh bạch với sự giám sát của toàn dân. “Đây chính là hộ chiếu số cho sản phẩm và hướng đến thị trường quốc tế, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu hàng hóa, nâng tầm quốc gia. Để truy xuất nguồn gốc, cần kết nối dữ liệu của các bộ, ngành và địa phương”, quyền Giám đốc Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, nhấn mạnh.

CẦN QUY ĐỊNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÀ BẮT BUỘC

Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho quản trị số, chính sách số và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, giúp Chính phủ hoạch định chính sách hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước.

Truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao tính minh bạch, khả năng truy vết và niềm tin số – các yếu tố thiết yếu cho thương mại điện tử, nông sản xuất khẩu, logistics thông minh và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại. Đặc biệt, truy xuất nguồn gốc giúp cung cấp dữ liệu chính xác, liên tục và đa chiều từ khâu đầu vào đến đầu ra, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, dự báo sản xuất, điều phối kho vận, kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đây cũng là công cụ hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh gian lận thương mại đang là vấn đề nóng của toàn xã hội thì thông qua truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể xác minh nhanh chóng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm, phân biệt rõ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ở bình diện lớn, với hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ nội địa (Blockchain, định danh số…), Việt Nam có thể kiểm soát dữ liệu trong nước, hạn chế phụ thuộc vào nền tảng ngoại và giữ vững chủ quyền dữ liệu.

Ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, cho rằng vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm không phải mới nhưng gần đây trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Đã có những quy định, đã có những tổ chức, doanh nghiệp triển khai việc này nhưng còn rất manh mún, rời rạc, và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất làm như thế nào.

Ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, chia sẻ tại sự kiện.
Ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, chia sẻ tại sự kiện.

Hiện từng doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có công nghệ, có hệ thống cho sản phẩm và xác thực sản phẩm của mình, tuy nhiên chưa dựa trên tiêu chuẩn đồng nhất cho cả quốc gia cũng như liên thông quốc tế. Đặc biệt bộ tiêu chuẩn đó không được xác thực bởi cơ quan nhà nước, mà đơn giản là chỉ kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, có như vậy mới định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được”, ông Huy đề xuất.

Theo ông Bùi Bá Chính, từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây cho thấy đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 57 đã đặt ra bài toán chuyển đổi số cho sản phẩm hàng hóa, đồng thời đề cập đến việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số…

Bởi vậy, theo ông Chính, thực hiện chuyển đổi số chính là khoác cho sản phẩm hàng hóa chiếc áo mới hiện đại hơn, dễ kết nối hơn và quan trọng nhất là dễ kiểm chứng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Sau miễn phép xây dựng, TPHCM bỏ thủ tục hoàn công nhà ở được không?

Bài viết sau

Vietnam’s aviation industry takes off

Bài viết liên quan

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tối đa đến 5% doanh thu năm liền kề
Chuyển đổi số

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tối đa đến 5% doanh thu năm liền kề

08/07/2025
0
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Chuyển đổi số

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có

08/07/2025
0
Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp "dừng chân" tại Đà Nẵng
Chuyển đổi số

Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp “dừng chân” tại Đà Nẵng

07/07/2025
0
Bài viết sau
Vietnam's aviation industry takes off

Vietnam's aviation industry takes off

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025: Giải pháp chiến lược giúp Việt Nam đạt tăng trưởng từ 10% trở lên
  • Vietnam’s aviation industry takes off
  • Nhức nhối vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Sau miễn phép xây dựng, TPHCM bỏ thủ tục hoàn công nhà ở được không?
  • Tăng trưởng tín dụng 9 , 9 % và triển vọng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2025

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.