• Vietnamleads
  • Liên hệ
21/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Tài chính

Bài 2: Không để tài nguyên quốc gia bị hoang phí trong im lặng

20/07/2025
0 0
A A
0
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

(TBTCO) – Thay vì để hàng loạt trụ sở cũ bỏ hoang sau sáp nhập đơn vị hành chính, nhiều địa phương đã chủ động xử lý, tận dụng, chuyển đổi công năng để phục vụ cộng đồng hoặc tạo ra nguồn lực mới cho phát triển.

Bài 2: Không để tài nguyên quốc gia bị hoang phí trong im lặng
Trụ sở UBND tỉnh Ninh Thuận (cũ) chuyển sang làm thư viện xanh tỉnh Khánh Hòa. Ảnh tư liệu
Bài 1: Nguy cơ đánh mất cơ hội lớn cho phát triển

Sau đợt sắp xếp lại đơn vị hành chính giai đoạn 2019 – 2021, một loạt xã, phường, huyện được hợp nhất theo hướng tinh gọn bộ máy. Cùng với việc tổ chức lại cán bộ, công chức, hệ quả tất yếu là phát sinh nhiều cơ sở nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng.

Đây không phải là khối tài sản nhỏ. Tính trên cả nước, hàng nghìn trụ sở cũ của UBND xã, phường, các cơ quan chuyên môn cấp huyện và đơn vị sự nghiệp địa phương lâm vào tình trạng dư thừa. Nhiều địa phương chưa đưa ra được phương án xử lý, dẫn đến tình trạng lãng phí, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát ngân sách và mất an toàn tài sản.

Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn đó, không ít địa phương đã chủ động vào cuộc, lựa chọn những phương án sáng tạo, thực chất và sát thực tế để “cứu” những tài sản công khỏi cảnh hoang hóa.

Xử lý tài sản công dôi dư không hề “khó đến mức không thể làm”

Tỉnh Hòa Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ là một trong những địa phương đi đầu trong xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài chính, các huyện, thành phố, việc sắp xếp và xử lý tài sản công được triển khai khẩn trương, đồng bộ và hiệu quả.

Cụ thể, cuối năm 2021, tỉnh đã tổ chức bán đấu giá thành công 39 cơ sở nhà, đất công dôi dư, thu về trên 447 tỷ đồng, cao hơn 32 tỷ đồng so với giá khởi điểm được phê duyệt (415 tỷ đồng).

Không chỉ dừng ở việc bán đấu giá, tỉnh còn xác định rõ nguyên tắc ưu tiên tận dụng lại các trụ sở, nếu còn phù hợp với nhu cầu thực tế, để làm nhà văn hóa, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng, cơ sở giáo dục…

Với kinh nghiệm sẵn có đó, trong đợt sáp nhập để thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp lần này, Hòa Bình tiếp tục nổi lên là một điểm sáng nhờ sự chủ động, quyết liệt và bài bản trong công tác rà soát, xử lý tài sản công dôi dư.

Ông Quách Tất Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh đã cơ bản xử lý xong các sơ sở nhà, đất, trụ sở làm việc dôi dư của giai đoạn 2019 – 2021. Còn đối với việc xử lý tài sản công dôi dư của giai đoạn mới này, ngay từ đầu năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể, giao Sở Tài chính phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức kiểm kê, lập phương án xử lý từng trụ sở, nhà làm việc, đất đai, xe ô tô công không còn nhu cầu sử dụng.

“Đặc biệt, việc bố trí lại trụ sở mới của cấp xã sau sáp nhập cũng được tỉnh tính toán kỹ, ưu tiên thuận lợi cho người dân giao dịch và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tránh tình trạng xây dựng mới gây lãng phí” – ông Liêm nhấn mạnh.

Đến tháng 6/2025, theo báo cáo từ Sở Tài chính Hòa Bình cũ, gần 90% tài sản công dôi dư đã có phương án xử lý hoặc đang trong quá trình thẩm định phê duyệt. Một số trụ sở cũ đã được chuyển thành trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, trường mầm non, hoặc cho thuê đúng quy định để tạo thêm nguồn thu ngân sách.

Việc làm của Hòa Bình cho thấy, nếu quyết liệt ngay từ đầu, phối hợp hiệu quả giữa chính quyền cấp tỉnh với các sở, ngành, việc xử lý tài sản công dôi dư sẽ không hề “khó đến mức không thể làm”.

Biến trụ sở cũ thành tài sản sinh lời

Tỉnh Bình Định cũ (nay là tỉnh Gia Lai) cũng là địa phương có cách làm hay trong xử lý tài sản công dôi dư. Theo đó, không chỉ tận dụng lại trụ sở cũ cho dịch vụ công, tỉnh Bình Định còn mạnh dạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất một số cơ sở dôi dư cho nhà đầu tư có tiềm lực, qua đó tạo nguồn thu lớn cho ngân sách và mở ra các dự án có giá trị phát triển đô thị.

Tiêu biểu là khu đất số 72B đường Tây Sơn từng là trụ sở làm việc cũ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định trước đây. Ngày 27/10/2021, theo đề xuất của Sở Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện tiếp nhận và quản lý cơ sở nhà, đất này để tổ chức triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Kết quả là Công ty cổ phần Arita đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án xây dựng nhà ở chung cư hỗn hợp với tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng. Dự án không chỉ khai thác hiệu quả quỹ đất trụ sở cũ, mà còn góp phần quan trọng vào chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở và hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho thành phố biển Quy Nhơn.

Đối với tỉnh Ninh Thuận, trong công cuộc “sắp xếp lại giang sơn”, sau khi chuyển một số cơ quan hành chính về tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã có phương án xử lý rõ ràng cho 95 trụ sở dôi dư. Đáng chú ý, nhiều công trình đã được định hướng phục vụ cộng đồng như: Trụ sở Tỉnh ủy cũ được chuyển thành thư viện xanh; trụ sở UBND tỉnh cũ chuyển thành Trung tâm hành chính công; trụ sở Sở Y tế chuyển thành khu hiệu bộ của trường THPT… Các tài sản khác cũng được tỉnh bàn giao cho Trung tâm quản lý khai thác hoặc các địa phương sử dụng theo quy hoạch.

Biến thách thức thành cơ hội

Trong bài viết gần đây về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Phải biến tài sản thành nguồn lực, không để lãng phí tài nguyên quốc gia”. Phát biểu này không chỉ là định hướng chính trị, mà còn là mệnh lệnh hành động, đặt ra yêu cầu cụ thể cho từng cấp chính quyền, từng cơ quan, đơn vị trong xử lý tài sản công sau sáp nhập.

Tinh thần “biến tài sản thành nguồn lực để phát triển” cần được quán triệt từ khâu rà soát, lập phương án, đến đấu giá, điều chuyển, hoặc chuyển đổi công năng. Việc để hàng trăm trụ sở “đắp chiếu” trong thời gian dài là đi ngược lại tinh thần tiết kiệm, gây bức xúc trong xã hội và lãng phí cơ hội phát triển.

Và thực tế cho thấy, nếu không được quản lý tốt, những tài sản công dư thừa không chỉ lãng phí tiền bạc, mà còn kéo dài tâm lý ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong quản lý tài sản công. Ngược lại, nếu địa phương có chiến lược rõ ràng, phương án cụ thể, có sự giám sát chặt chẽ và minh bạch, những tài sản này hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực tái đầu tư, tăng thu ngân sách, cải thiện dịch vụ công và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Những mô hình hiệu quả từ các địa phương Hòa Bình, Bình Định, Ninh Thuận là minh chứng rõ ràng: tài sản công không nằm yên, nếu có quyết tâm chính trị, có phương án đúng và hành động quyết liệt.

Chống lãng phí không chỉ là tiết kiệm từng đồng ngân sách, mà còn là việc biến tài sản dôi dư thành động lực phát triển mới, đúng như thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Không để tài nguyên quốc gia bị hoang phí trong im lặng”.

Từ nhà văn hóa cộng đồng ở xã đến dự án chung cư nghìn tỷ giữa lòng thành phố, mỗi cách làm đều góp phần trả lời cho bài toán hóc búa về tài sản công dôi dư. Nhưng điểm chung là phải xử lý sớm, xử lý dứt điểm và xử lý có hiệu quả.

Trong bối cảnh từ ngày 1/7/2025, các địa phương vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, việc xử lý khối lượng lớn tài sản dôi dư sau khi bỏ cấp huyện là nhiệm vụ không thể trì hoãn. Một trụ sở cũ được tái sử dụng đúng lúc không chỉ tiết kiệm hàng tỷ đồng chi ngân sách, mà còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ về trách nhiệm và kỷ cương trong quản lý tài sản công.

Không có “mô hình vàng” chung cho mọi nơi. Nhưng chắc chắn, tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt và minh bạch trong xử lý tài sản công chính là yếu tố then chốt để tránh tái diễn tình trạng lãng phí tài sản công như đã xảy ra trong thời gian trước đây.

Vòng tuần hoàn tích cực nếu bài toán xử lý tài sản công dôi dư được giải đúng

Bài toán xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính nếu được giải đúng sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực đó là: Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước – tăng nguồn lực đầu tư công – nâng cao hiệu quả phục vụ cộng đồng – củng cố niềm tin vào bộ máy quản lý.


(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Chuyển động quan trọng tại “trái tim” của “gã khổng lồ tỷ đô ngủ quên”, 15 năm chưa hoàn thành

Bài viết sau

Chưa có dấu hiệu suy giảm

Bài viết liên quan

Tài chính

Cục Thuế phản hồi về việc người dân gặp khó khăn khi thực hiện thuế điện tử

21/07/2025
0
Ngân hàng

Các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được nhận tiền bảo hiểm

21/07/2025
0
Ngân hàng

Giá vàng khó tăng mạnh trở lại

20/07/2025
0
Bài viết sau
Chưa có dấu hiệu suy giảm

Chưa có dấu hiệu suy giảm

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Giá tiêu hôm nay giảm mạnh, nhà đầu tư sốt ruột
  • Cục Thuế phản hồi về việc người dân gặp khó khăn khi thực hiện thuế điện tử
  • EVNSPC gắn biển công trình hơn 110 tỉ đồng tại Cần Thơ
  • Các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được nhận tiền bảo hiểm
  • Vịnh Hạ Long ‘đóng cửa’ từ 20/7, Ninh Bình ngừng tham quan khi thời tiết xấu

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.