• Vietnamleads
  • Liên hệ
18/06/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

Phát triển thành công mô hình nuôi cá tầm bền vững ở đầu nguồn suối Sủa

10/06/2025
0 0
A A
0
Phát triển thành công mô hình nuôi cá tầm bền vững ở đầu nguồn suối Sủa
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Sáng sớm, con đường đất nhỏ dẫn vào khu nuôi cá tầm của gia đình chị Lương Thị Lực và anh Phạm Ngọc Thanh ở bản Xuân Sơn (xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn) ẩm ướt sau một đêm mưa. Bên cạnh dòng suối Sủa trong veo chảy từ rừng nguyên sinh, những bể cá bằng xi măng, ống dẫn nước và hệ thống lọc hoạt động đều đặn. Ít ai ngờ rằng, cách đây chỉ vài năm, nơi đây còn là khu đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

THỬ SỨC VỚI MÔ HÌNH NUÔI CÁ TẦM TRÊN MẢNH ĐẤT QUÊ NHÀ

Chị Lương Thị Lực sinh ra ở bản Xuân Sơn, là người dân tộc Mường. Sau khi học xong ngành Sư phạm thể dục thể thao tại Hà Nội, chị lập gia đình với anh Phạm Ngọc Thanh quê ở Yên Bái, cùng ngành học. Năm 2015, hai vợ chồng quyết định về quê chị lập nghiệp, với mong muốn phát triển kinh tế ngay tại bản làng.

Nguồn nước từ suối Sủa rất mát, trong, lại ổn định quanh năm phù hợp với điều kiện nuôi cá tầm
Nguồn nước từ suối Sủa rất mát, trong, lại ổn định quanh năm phù hợp với điều kiện nuôi cá tầm

Ban đầu, vợ chồng chị Lực mở xưởng sản xuất tăm đũa tre nhưng đầu ra không ổn định, thu nhập bấp bênh nên họ tìm hướng đi mới. Trong một lần ra suối Sủa tắm, anh Thanh nhận thấy nước ở đây rất mát, trong, lại ổn định rất phù hợp với điều kiện nuôi cá tầm. Từ đó, anh chị quyết định thử sức với mô hình nuôi thủy sản ngay trên chính mảnh đất quê nhà.

“Trước đó gia đình bên chồng có người nuôi cá tầm thành công ở Yên Bái nên chúng tôi cũng có chút kinh nghiệm,” chị Lực chia sẻ.

Năm 2020, vợ chồng chị đầu tư làm hệ thống bể nuôi đầu tiên, gồm các bể xi măng đặt dọc suối, sử dụng nguồn nước tự nhiên chảy qua lọc rồi đưa vào nuôi. Họ mua 1.000 con cá giống từ Sa Pa về nuôi thử. Chăm cá như chăm con nhỏ, ngày nào anh chị cũng theo dõi nhiệt độ nước, lượng thức ăn, quan sát cá ăn, phát triển…

Sau gần một năm, vợ chồng chị Lực thu được hơn 2 tấn cá thương phẩm, bán giá 180.000 – 220.000 đồng/kg, lãi gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Đây là số tiền không nhỏ ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Quan Sơn. Từ thành công bước đầu, gia đình chị Lực mạnh dạn mở rộng quy mô, tăng số lượng cá giống lên 5.000 con, rồi 10.000 con.

Cá tầm của gia đình chị Lực không chỉ bán trong tỉnh mà còn có thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vào thu mua tận nơi.
Cá tầm của gia đình chị Lực không chỉ bán trong tỉnh mà còn có thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vào thu mua tận nơi.

Nhận thấy việc mua cá giống cỡ lớn tốn kém và dễ chết trong quá trình vận chuyển xa, năm 2023, gia đình chị quyết định tự ươm cá giống bằng cách mua cá bột về nuôi từ đầu. Tuy nhiên, lứa đầu tiên gồm 70.000 con cá bột gần như chết hết, thiệt hại hơn 200 triệu đồng.

“Lúc đó thực sự rất nản nhưng sau khi tìm hiểu lại, chúng tôi mới biết cá bột không thể cho ăn cám công nghiệp ngay mà phải có nguồn thức ăn tự nhiên từ nước. Chúng tôi rút kinh nghiệm, thay đổi cách chăm sóc và sang lứa sau tỷ lệ sống đạt hơn 90%,” chị Lực kể. Đến nay, gia đình chị đã chủ động hoàn toàn được nguồn giống cá, tiết kiệm đáng kể chi phí.

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG, TẠO VIỆC LÀM VÀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Không giữ kỹ thuật cho riêng mình, chị Lực sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá cho người dân trong vùng. Hiện đã có 4 hộ ở Quan Sơn được chị hỗ trợ giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tầm. Trang trại của gia đình chị cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, với mức lương ổn định từ 6- 8 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, gia đình chị đang nuôi khoảng 20.000 con cá tầm. Doanh thu mỗi năm đạt gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 600 triệu đồng.

“Cá tầm giờ không chỉ bán trong tỉnh mà còn có thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vào thu mua tận nơi. Do giữ được chất lượng cá nên khách hàng quay lại mua rất đều,” anh Thanh nói.

Sản phẩm cá tầm của hợp tác xã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Sản phẩm cá tầm của hợp tác xã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Tháng 5/2023, gia đình chị thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thủy sản Thanh Lực để thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh và mở rộng quy mô. Cuối năm 2023, sản phẩm cá tầm của Hợp tác xã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Đây là động lực để chị Lực tiếp tục phát triển mô hình theo hướng bền vững, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất từ giống, nuôi thương phẩm đến tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2024, chị được Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì thành tích khởi nghiệp sáng tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến tháng 5/2025, chị tiếp tục được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vinh danh là phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2020 – 2025. 

Chị Lực được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Ho ávinh danh là phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2020 – 2025.
Chị Lực được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Ho ávinh danh là phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2020 – 2025.

Với khí hậu mát mẻ, nguồn nước tự nhiên sạch và ổn định, Quan Sơn được đánh giá là có tiềm năng phát triển nuôi cá nước lạnh, đặc biệt là cá tầm. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật, vốn và thị trường từ chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn.

Mô hình nuôi cá tầm của gia đình chị Lực là một ví dụ cho thấy: nếu có hướng đi phù hợp, người dân miền núi hoàn toàn có thể tự vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

Chị Lực cho biết “chúng tôi vẫn đang học hỏi từng ngày. Mục tiêu sắp tới là xây dựng thương hiệu riêng cho cá tầm Quan Sơn, kết hợp với du lịch trải nghiệm. Khi đó, người nuôi không chỉ bán cá, mà còn bán được cả câu chuyện phía sau,” chị Lực chia sẻ.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Gửi 18 tháng có lãi suất tốt nhất

Bài viết sau

Lệnh cấm nhập cảnh Mỹ có hiệu lực bất chấp phản ứng trái chiều

Bài viết liên quan

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
Doanh nghiệp

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

17/06/2025
0
Thanh Hóa: Quan tâm an sinh, phúc lợi; tạo việc làm mới cho hàng chục nghìn lao động
Doanh nghiệp

Thanh Hóa: Quan tâm an sinh, phúc lợi; tạo việc làm mới cho hàng chục nghìn lao động

17/06/2025
0
Xuất hiện mì ăn liền đạm dế
Doanh nghiệp

Xuất hiện mì ăn liền đạm dế

17/06/2025
0
Bài viết sau

Lệnh cấm nhập cảnh Mỹ có hiệu lực bất chấp phản ứng trái chiều

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Gold ring slips – VnExpress International
  • Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ có chức năng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học, công nghệ
  • Chính sách ‘giãn xây’ giúp Vinhomes Golden City hút dòng tiền đầu tư trung hạn
  • Chủ biệt phủ đẹp nhất Cà Mau nói lý do xây dựng trái phép
  • Hiệp hội Ngân hàng xây dựng quy tắc cho thu hồi nợ

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.