• Vietnamleads
  • Liên hệ
20/07/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Đầu tư

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao, ICT và du lịch, đưa quan hệ Việt Nam – Pakistan lên tầm cao mới

20/07/2025
0 0
A A
0
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao, ICT và du lịch, đưa quan hệ Việt Nam - Pakistan lên tầm cao mới
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

Hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Pakistan đã ghi nhận những bước tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 850 triệu USD, tăng 20,5% so với năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan 522,4 triệu USD, tăng mạnh 35,1%. Đây là nền tảng vững chắc để hai bên cùng hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương vượt 1 tỷ USD, như kỳ vọng của lãnh đạo hai nước.

CÁC TRỤ CỘT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC

Trong nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu trên, các cơ quan hai nước đã tích cực làm việc để tìm ra những lĩnh vực hợp tác trọng điểm. Tại buổi làm việc với Viện Quản trị chính sách mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pakistan, Ngài Jam Kamal Khan, cho biết hai bên có nhiều lĩnh vực có thể thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ nhau phát triển thị trường toàn cầu. Các lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu bao gồm nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục và giao lưu văn hóa…

 

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao, ICT và du lịch, đưa quan hệ Việt Nam - Pakistan lên tầm cao mới - Ảnh 1
Ngài Jam Kamal Khan, Bộ trưởng Thương mại Pakistan:

“Tôi rất lạc quan rằng Pakistan và Việt Nam sẽ có một tương lai tuyệt vời. Tôi thấy có rất nhiều triển vọng, vì có rất nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là trong mối quan hệ văn hóa. Mặc dù tôn giáo có thể khác biệt, nhưng về mặt văn hóa, có rất nhiều chuẩn mực chung.”

Cụ thể, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT), cả hai nước đều có dân số trẻ, năng động và đang phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này. Việt Nam có thế mạnh về ngành công nghiệp bán dẫn, trong khi Pakistan có nền tảng tốt về chuyên gia công nghệ và chi phí cạnh tranh.

Về nông nghiệp giá trị gia tăng, Pakistan có thế mạnh về nguyên liệu thô, trong khi Việt Nam có kinh nghiệm trong chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp như trái cây sấy khô. Hợp tác trong lĩnh vực này có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị cao cho thị trường toàn cầu.

Trong lĩnh vực dệt may, da giày, đây là lĩnh vực thế mạnh truyền thống của Pakistan và cũng là ngành công nghiệp phát triển của Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác và bổ trợ cho nhau.

Đặc biệt, thị trường Halal, Việt Nam đang nỗ lực khai thác thị trường tiềm năng này và Pakistan, với kinh nghiệm sản xuất và chứng nhận Halal, có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc hợp tác với các tiêu chuẩn cao như của Malaysia.

Song để các kế hoạch hợp tác đi vào thực chất, Bộ trưởng Thương mại Pakistan tin rằng cần lấy doanh nghiệp hai bên làm trung tâm.

“Chính phủ có mặt để tạo điều kiện thuận lợi nhưng doanh nhân mới là những người phù hợp để nhìn thấy những cơ hội này. Đối với tôi, nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy hợp tác hàng không của cả hai quốc gia và các chuyến bay giữa Pakistan và Việt Nam sẽ bắt đầu”, Bộ trưởng Thương mại Pakistan khẳng định và cho rằng việc tăng cường các chuyến thăm của phái đoàn doanh nghiệp, tham dự các hội chợ lớn tại Lahore và Karachi (Pakistan) và tăng cường kết nối doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

HỢP TÁC TRÊN NỀN TẢNG DỮ LIỆU

Để thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp hai nước, thời gian qua, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam, Ngài Kohdayar Marri, đã nỗ lực làm cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai bên để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác, đồng thời cũng tham gia nhiều chương trình hội thảo, hội nghị cung cấp các thông tin thị trường Halal nói chung và Pakistan nói riêng cho các cơ sở đào tạo và các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

“Trên đà phát triển quan hệ hiện nay, tôi xác định nhiệm vụ của mình là cần phải đẩy mạnh tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá sâu rộng hình ảnh Pakistan đến với công chúng. Thông qua đó, mọi người có thể tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa, ẩm thực và các tiềm năng kinh tế, thương mại, du lịch mà Pakistan có thể mang lại. Một số sự kiện đã được lên kế hoạch và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới”, Đại sứ Pakistan Kohdayar Marri cho biết.

 

Ngài Kohdayar Marri, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam:
Ngài Kohdayar Marri, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam:

“Tôi hào hứng tham gia các sự kiện của Chính phủ Việt Nam, cũng như các hội thảo của các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân Việt Nam. Tôi thích chia sẻ nhiều hơn về Pakistan, cung cấp thông tin của chúng tôi cho người dân Việt Nam. Đại sứ quán luôn mở cửa và chào đón người dân Việt Nam đến hỏi chúng tôi, đến thăm Pakistan, làm việc với Pakistan, và giúp chúng tôi xây dựng một sự hợp tác và phát triển đối tác mạnh mẽ hơn.”

Cả Việt Nam và Pakistan đều sở hữu tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan đa dạng và di sản văn hóa, lịch sử phong phú. Pakistan có những di sản Phật giáo quan trọng như Taxila, có thể thu hút khách du lịch tâm linh từ Việt Nam.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là chưa có đường bay thẳng giữa hai nước. Lãnh đạo cả hai phía đều nhận thức rõ vấn đề này và đang nỗ lực thúc đẩy việc sớm mở đường bay trực tiếp, coi đây là chìa khóa để khai thông tiềm năng du lịch, thương mại và giao lưu nhân dân.

Về phía Việt Nam, bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, nghiên cứu trưởng Chiến lược Dữ liệu Quốc gia đã cùng liên kết với các đối tác Quốc tế phương pháp tiếp cận dựa trên Quản trị dữ liệu. Viện trưởng khuyến nghị hai bên có thể đồng chủ trì thực hiện khảo sát, lắng nghe nhu cầu thực tế của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Cách làm này, dựa trên mô hình Viện đã xây dựng trong Chiến lược Dữ liệu cùng Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước, Kiểm toán nhà nước… Dựa trên phân tích và đánh giá dữ liệu sẽ giúp lựa chọn chính xác các lĩnh vực trọng điểm và xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả nhất.

“Với sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự chủ động của các cơ quan đại diện và chiến lược hợp tác rõ ràng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Pakistan đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn, sớm chinh phục mục tiêu thương mại 1 tỷ USD và hơn thế nữa nhanh chóng đặt mốc 2 đến 3 tỉ USD khi hai quốc gia đã có cùng mục tiêu phát triển thịnh vượng”, bà Thiên Nga nhấn mạnh.

 

Đề án “Từ chính sách ra cuộc sống” đã triển khai được 8 năm với mục tiêu cốt lõi là tạo ra một vòng tuần hoàn hiệu quả giữa chính sách và thực tiễn. Các hoạt động bao gồm nghiên cứu dự báo chính sách vĩ mô, phối hợp các bộ ngành địa phương triển khai mô hình điểm để hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, trên cơ sở chủ động thu thập, lắng nghe ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đối tác quốc tế để có những khuyến nghị đa chiều mang tầm nhìn Quốc gia và xu hướng Toàn cầu.

Dưới góc độ nghiên cứu của Viện Quản trị Chính sách và song hành cùng quá trình xây dựng Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, các ý kiến này được phân tích, hệ thống hóa thành những báo cáo tổng thể. Cách tiếp cận này giúp các cơ quan hoạch định chính sách, từ các bộ ngành đến lãnh đạo cấp cao, có được cơ sở dữ liệu vững chắc để đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất với đời sống. Viện sẽ hướng tới việc cung cấp thông tin mang tính dự báo để hỗ trợ công tác vận động chính sách một cách chủ động.

Để các dự báo chính sách đưa ra đúng trọng tâm trọng điểm phù hợp Việt Nam và xu hướng Quốc tế, và trên cơ sở hợp tác quốc tế của Viện Quản trị Chính sách với Đại sứ Quán Pakistan trong đồng hành thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Pakistan, Viện Quản trị chính sách đã có buổi trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Pakistan Jam Kamal Khan và Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri nhằm thảo luận về các hoạt động tiếp theo để nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD, đúng như chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.

(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

How Red Bull’s billionaire co-founder Dietrich Mateschitz started energy drink empire at age 40

Bài viết sau

FE Credit, Shopee, Lotte đều đã nhập cuộc, Thế giới Di động hợp tác với Cake tham vọng vẽ lại sân chơi

Bài viết liên quan

Từ chối vận chuyển ma túy, Tráng A Chu làm nên homestay tiền tỷ nơi rẻo cao
Đầu tư

Từ chối vận chuyển ma túy, Tráng A Chu làm nên homestay tiền tỷ nơi rẻo cao

20/07/2025
0
Vietcombank tiếp tục được vinh danh và nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro từ Asian Banking and Finance
Đầu tư

Vietcombank tiếp tục được vinh danh và nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro từ Asian Banking and Finance

20/07/2025
0
Lộ diện loạt ‘ông lớn’ thua lỗ chục nghìn tỷ
Đầu tư

Lộ diện loạt ‘ông lớn’ thua lỗ chục nghìn tỷ

19/07/2025
0
Bài viết sau

FE Credit, Shopee, Lotte đều đã nhập cuộc, Thế giới Di động hợp tác với Cake tham vọng vẽ lại sân chơi

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Từ chối vận chuyển ma túy, Tráng A Chu làm nên homestay tiền tỷ nơi rẻo cao
  • 5 things to know about the $2B inheritance battle at Chinese beverage giant Wahaha
  • Chuyên gia kinh tế: Bong bóng AI có thể gây thiệt hại lớn hơn cả cú sập dot-com
  • Khu đô thị ở TPHCM la liệt biệt thự bỏ hoang, tràn ngập biển rao bán ‘nhà ngộp’
  • Giá cà phê hôm nay 20

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng bảy 2025
    • Tháng sáu 2025
    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.