• Vietnamleads
  • Liên hệ
12/05/2025
Vietnamleads
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Đầu tư
  • Hạ tầng
  • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Bảo hiểm
  • Chuyển đổi số
    • Số hóa
  • Chính sách
  • To Foreigner
    • Opportunities
    • Policy & Regulation
VNL
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
VNL Doanh nghiệp

TVSI mất hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, 1,600 tỷ đồng tiền gửi đang mắc kẹt tại SCB

04/09/2023
0 0
A A
0
TVSI mất hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, 1,600 tỷ đồng tiền gửi đang mắc kẹt tại SCB
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter

TVSI mất hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, 1,600 tỷ đồng tiền gửi đang mắc kẹt tại SCB

Báo cáo kiểm toán năm 2022 của CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) chỉ ra nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của Công ty.

Lợi nhuận 2022 giảm sau kiểm toán

Theo báo cáo kiểm toán 2022, TVSI báo lãi sau thuế cả năm hơn 148 tỷ đồng, giảm gần 241 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Chênh lệch sau kiểm toán đến từ việc lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của Công ty tăng thêm 18 tỷ đồng, đồng thời, chi phí quản lý tăng 226 tỷ đồng. Chi phí quản lý tăng mạnh do Công ty phải trích lập dự phòng hơn 226 tỷ đồng.




Chênh lệch sau kiểm toán 2022 của TVSI



Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Công ty liên quan tới việc trích lập dự phòng.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng cho việc vi phạm hợp đồng mua lại trái phiếu đến hạn nhưng không thực hiện được ở mức 50% (tương đương khoảng 195 tỷ đồng) giá trị tối đa nghĩa vụ hợp đồng vi phạm theo tổng giá trị các hợp đồng mua lại là hơn 4,870 tỷ đồng .

Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán này, đơn vị kiểm toán không đánh giá được mức phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại tiềm tàng thực tế (nếu có) của Công ty cũng như ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022.

TVSI cho rằng việc vi phạm của Công ty là do bất khả kháng đã được quy định trong hợp đồng nên trong quá trình giải quyết tranh chấp Công ty có thể thương lượng để không bị phạt vi phạm ở mức tối đa và Công ty chỉ bồi thường khi có phán quyết của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, Công ty đánh giá việc trích lập dự phòng nói trên là phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán.

Khả năng cao việc trích lập này đã khiến lợi nhuận của TVSI giảm mạnh sau kiểm toán.

Nắm giữ 14,800 tỷ đồng trái phiếu đến hạn chưa thanh toán được

Trong quá trình kinh doanh, TVSI có thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sau đó mua đi bán lại nhiều lần với các nhà đầu tư. Đồng thời, Công ty đã ký hợp đồng mua lại một số trái phiếu đã bán cho các nhà đầu tư theo một mức giá xác định vào một ngày xác định trong tương lai.

Tổng mệnh giá các trái phiếu Công ty đã ký hợp đồng mua lại đến ngày 31/12/2022 là khoảng trên 20,700 tỷ đồng (trong đó số đã đến hạn thanh toán mà chưa thanh toán được khoảng hơn 4,870 tỷ đồng). Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán (18/08/2023), tổng mệnh giá trái phiếu Công ty đã ký hợp đồng mua lại còn khoảng 18,000 tỷ đồng (trong đó số đã đến hạn thanh toán mà chưa thanh toán được khoảng hơn 14,800 tỷ đồng).

Tuy nhiên, hiện nay, Công ty không thực hiện được việc thanh toán cho nên chuyển nhượng và gửi thông báo đến các nhà đầu tư là sẽ không thực hiện giao dịch này, đồng thời đang thực hiện đàm phán lại với các nhà đầu tư về việc hủy hợp đồng mua lại hoặc gia hạn thời gian mua lại trái phiếu tương ứng với thời gian đáo hạn trái phiếu của tổ chức phát hành nhưng việc đàm phán này chưa có kết quả cụ thể.

Công ty không ghi nhận các khoản trái phiếu nêu trên vào báo cáo tài chính này. Do đó, các nhà đầu tư vẫn đang thực hiện các quyền sở hữu và định đoạt của trái chủ đối với số trái phiếu này.

Hơn 1,600 tỷ đồng mắc kẹt tại SCB

Kiểm toán đã đưa ý kiến nhấn mạnh về việc Công ty vẫn còn hơn 1,609 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang bị phong tỏa.

Theo đó, từ ngày 02/11/2022 số dư tiền gửi của Công ty tại SCB là khoảng 1,609 tỷ đồng bao gồm tiền gửi nhà đầu tư phục vụ nhu cầu thanh toán giao dịch chứng khoán khoảng 879 tỷ đồng và tiền gửi của Công ty phục vụ các nghĩa vụ thanh toán khác cho khách hàng khoảng 730 tỷ đồng không giao dịch được.

Công ty đã gửi công văn tới các Cơ quan chức năng liên quan phê duyệt các lệnh chuyển tiền từ các tài khoản của Công ty mở tại SCB sang các tài khoản khác để giao dịch chứng khoản. Tuy nhiên Công ty chưa nhận được phản hồi từ phía các cơ quan chức năng.

Yến Chi

FILI


(Nguồn tin)

Chia sẻTweetChia sẻ

Đăng ký nhận cập nhật mới nhất về các bài viết cùng chủ đề.

Hủy đăng ký
Bài viết trước

Hà Nội và TP.HCM có số huyện, xã phải sắp xếp, sáp nhập lớn nhất cả nước

Bài viết sau

Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả nợ ở nhà băng khác, lãi suất chỉ từ 6%/năm, thấp hơn cả Vietcombank

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ngành xi măng kinh doanh ra sao trong quý đầu năm 2025
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngành xi măng kinh doanh ra sao trong quý đầu năm 2025

11/05/2025
0
Cần gần 22.000 tỷ phát triển cảng biển Thanh Hoá
Doanh nghiệp

Cần gần 22.000 tỷ phát triển cảng biển Thanh Hoá

11/05/2025
0
Viettel dẫn hàng đầu về tốc độ mạng di động tháng 4.2025
Doanh nghiệp

Viettel dẫn hàng đầu về tốc độ mạng di động tháng 4.2025

11/05/2025
0
Bài viết sau

Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả nợ ở nhà băng khác, lãi suất chỉ từ 6%/năm, thấp hơn cả Vietcombank

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Bước ngoặt, đột phá thứ 3 thay đổi khu vực tư nhân
  • Hong Kong actress Cathy Chui pays tribute to late billionaire father-in-law Lee Shau Kee, says their bond was like father and daughter
  • Bắc Giang sắp đấu giá hơn 370 lô đất, giá khởi điểm từ 6,1 triệu đồng
  • Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga trong giai đoạn hợp tác mới
  • Thế giới giảm mạnh, trong nước tăng

Bình luận gần đây

    Bài viết lưu trữ

    • Tháng năm 2025
    • Tháng tư 2025
    • Tháng ba 2025
    • Tháng hai 2025
    • Tháng Một 2025
    • Tháng mười hai 2024
    • Tháng mười một 2024
    • Tháng mười 2024
    • Tháng chín 2024
    • Tháng tám 2024
    • Tháng bảy 2024
    • Tháng sáu 2024
    • Tháng năm 2024
    • Tháng tư 2024
    • Tháng ba 2024
    • Tháng hai 2024
    • Tháng Một 2024
    • Tháng mười hai 2023
    • Tháng mười một 2023
    • Tháng mười 2023
    • Tháng chín 2023
    • Tháng tám 2023
    • Tháng bảy 2023
    • Tháng sáu 2023
    • Tháng năm 2023
    • Tháng tư 2023
    • Tháng ba 2023
    • Tháng hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng mười hai 2022
    • Tháng chín 2022
    • Tháng bảy 2022
    • Tháng sáu 2022
    • Tháng năm 2022
    • Tháng tư 2022
    • Tháng ba 2022
    • Tháng hai 2022
    • Tháng mười hai 2021
    • Tháng mười một 2021
    • Tháng mười 2021
    • Vietnamleads
    • Liên hệ
    Email us: us@vietnamleads.com

    © 2021 | Vietnamleads

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Hạ tầng
    • Tài chính
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
    • Chuyển đổi số
      • Số hóa
    • Chính sách
    • To Foreigner
      • Opportunities
      • Policy & Regulation
    • Đăng nhập

    © 2021 | Vietnamleads

    Chào mừng bạn trở lại!

    Đăng nhập với Facebook
    Đăng nhập với Google
    Hoặc

    Đăng nhập vào Tài khoản bên dưới

    Quên Mật khẩu?

    Lấy lại Mật khẩu

    Vui lòng nhập Tên đăng nhập hoặc Email để đặt lại Mật khẩu.

    Đăng nhập
    Trang web này sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie.